CON CHÚNG TA KHÔNG SAO ĐÂU - Trang 90

tin tưởng cô giáo mới, thứ hai là hứng thú với các loại đồ chơi ở
khu vui chơi, thứ ba là gần gũi với các bạn mới. Các bé từ khi sinh
ra đã hay bất an dù muốn thân thiết với các bạn nhưng vẫn
không dễ dàng mở lòng, dù muốn chơi đồ chơi nhưng thấy bé
khác đang chơi cũng không dám bày tỏ.

Khi đó bố mẹ có thể cùng chơi với bé sau giờ học ở tại trường mẫu
giáo. Tất nhiên phải có sự đồng ý của trường. Để giúp bé giảm bất
an với không gian mới thì việc bố mẹ cùng chơi với bé trong
không gian đó chính là cách hiệu quả nhất. Một cách khác là bố
mẹ tạo cơ hội cho bé chơi cùng các bé khác sau giờ học, hoặc nhờ
cô giáo tạo điều kiện cho bé tham gia vào trò chơi cùng các bé
khác. Đây chính là cách giúp bé hòa nhập với bạn mới. Quá trình
này cần nhiều thời gian. Nhưng cũng như tôi đã đề cập ở trên, đây
chỉ là vấn đề thời gian, nếu trong thời gian đó người lớn tích cực
hỗ trợ, bé sẽ nhanh chóng hòa nhập được với môi trường mới.

***

Bố mẹ cũng cần chú tâm đến vấn đề vệ sinh mà bé đang gặp phải.
Vấn đề đi vệ sinh sẽ khiến bé căng thẳng. Trái với suy nghĩ của bố
mẹ, có rất nhiều bé cho tới tuổi đi học mẫu giáo, thậm chí là các
năm đầu tiểu học vẫn gặp khó khăn khi đi nhà vệ sinh. Người lớn
chỉ nghĩ rằng cứ buồn tiểu thì vào nhà vệ sinh là được, tuy nhiên
việc này không hề đơn giản với các bé. Khi chơi ở trong nhà mình,
bé có thể chạy vào nhà vệ sinh bất cứ lúc nào vì rất gần, nhưng ở
trường mẫu giáo, có thể nhà vệ sinh lại xa tít so với lớp học. Hoặc
đúng lúc bé đang “cấp bách” thì lại có các bé khác đang sử dụng.
Đôi lúc có các bé vì ngại nói với cô giáo mà cố chịu và rốt cuộc gây
ra tình huống dở khóc dở cười.

Khi bàng quang đầy đến một mức nào đó, nó sẽ gửi tín hiệu đến
não bộ. Não bộ yêu cầu cơ thể chuẩn bị đi vệ sinh. Như vậy não bộ
cũng cố gắng để cơ thể đi “giải tỏa nhu cầu”. Quá trình cơ thể
thông báo tới não bộ tình trạng của mình gọi là “cơ chế phản hồi
tích cực”. Thông thường tín hiệu “cần đi nhà vệ sinh” sẽ được gửi
đi sớm hơn rất nhiều so với thời điểm thực tế. Vì bàng quang liên
tục gửi tín hiệu do đó chúng ta không cần gấp gáp. Tuy nhiên vì
cơ chế phản hồi tích cực ở bé vẫn chưa trưởng thành do đó xảy ra

89

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.