trường hợp bé nhận tín hiệu quá sớm hoặc quá muộn. Vì vậy có
bé chạy vào nhà vệ sinh khi đã quá gấp hoặc có lúc lại chạy ra
chạy vào liên tục mà lượng nước tiểu không đáng bao nhiêu. Hai
tình huống trên đều khiến bé thấy rất bất tiện khi đang ở lớp chứ
không phải ở nhà mình.
Cơ chế phản hồi tích cực hoạt động không chính xác là do trẻ vẫn
còn nhỏ, chưa thành thục nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của
yếu tố cảm xúc. Khi bé đang mải chơi một cách phấn khích thì tín
hiệu sẽ được gửi đi chậm hơn và bé chỉ đi vệ sinh khi đã rất gấp.
Ngược lại, các bé hay lo lắng thì tín hiệu lại nhận được nhanh
hơn. Dù là với lý do nào thì khi rơi vào hoàn cảnh này, bé sẽ rất
căng thẳng vì sợ các bạn khác phát hiện ra vấn đề của mình.
Chẳng may gặp sự cố một lần thì cũng là một việc rất ngượng
ngùng. Trong trường hợp này, bố mẹ cần tích cực giúp đỡ để cơ
chế phản hồi của con hoạt động chính xác.
Điều đầu tiên là dạy con đi vệ sinh theo quy tắc. Bố mẹ quy định
cứ 1 giờ hoặc 2 giờ bé sẽ đi vệ sinh. Đối với các bé hay đi vệ sinh
sai giờ thì chỉ cần phương pháp này là giải quyết được vấn đề.
Ngược lại, các bé thường xuyên đi vệ sinh thì vấn đề lại khó giải
quyết hơn. Các bé này sẽ cảm thấy lo lắng khi được yêu cầu chỉ
được đi vệ sinh một lần trong vòng 1~ 2 giờ. Bé sẽ đứng ngồi
không yên vì sợ chẳng may gây ra sự cố. Khi đó, bạn nên giúp bé
nhận ra bằng mắt thường lượng nước tiểu thực tế của mình.
Chuẩn bị một chai nhựa nhỏ và bảo bé đi vệ sinh vào chai nhựa
này. Đối với bé gái thì cho bé đi vào chậu rồi sau đó đổ vào chai
nhựa.
Bạn chuẩn bị chai nhựa 250ml và vẽ một vạch ở mức 50ml.
Lượng nước tiểu trung bình của bé dưới 5 tuổi là từ 150ml trở lên.
Dung tích của bàng quang lớn hơn nhiều so với mức đó. Hãy giải
thích rằng “Bàng quang của con có thể chứa dễ dàng cả 150ml”.
Hoặc bố mẹ cho nước vào bóng bay để bé dễ hình dung. Rồi bạn
đặt ra mục tiêu một lần đi vệ sinh của bé là 100ml, khen ngợi khi
bé gần đạt mục tiêu. Bạn cũng có thể chuẩn bị các món quà nhỏ
để tặng bé. Điều lưu ý ở đây là tuyệt đối không được ép buộc bé.
Chỉ cần để bé hiểu rằng bé có thể nhịn thêm được bao nhiêu là ổn.
Điều quan trọng là bé sẽ biết được rằng dù mình có buồn đi đến
90