- Dạ.
- Dòm cái tướng thư sinh của thầy là tui biết liền ! - Rồi anh ta khịt mũi, nói tiếp - Sống ở cái
đất này thầy phải coi chừng, bọn cướp giựt trộm cắp đầy rẫy, nhất là ở các bến xe, chợ búa .
Mà tướng thầy thì khù khờ...
Lời nhận xét của anh xích-lô khiến tôi đỏ mặt. May mà anh ta không nhìn thấy .
- Tụi nó rạch lúc nào lẹ quá ! - Tôi nói .
- Dễ ợt chớ có khó gì đâu, thầy ! Tại thầy không biết đó thôi ! Ôm trước ngực tụi nó còn rạch
được nũa là đeo trên vai . Tụi nó chỉ cần đeo chiếc nhẫn có cạnh nhọn rồi giả bộ chen lấn, áp
sát cái mặt nhẫn vô túi xách của thầy . Thầy quay qua quay lại là "rẹt" một cái liền.
Nghe anh ta nói, tôi nghe lạnh sống lưng. Bọn chúng chơi kiểu đó trời chưa chắc đã biết,
huống hồ chi một kẻ "khù khờ" như tôi .
Mải nghĩ đến những chuyện u ám đó, tôi chẳng còn đầu óc đâu ngắm cảnh phố phường. Dù
vậy, những đường phố thênh thang rộn rịp xe cộ, những toà buynđding cao ngất hai bên
đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp. Thật khác xa các tỉnh lỵ, các thị trấn
khiêm nhường ở quê tôi . Nhất là khi đi ngang Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một
giao lộ chằng chịt với cơ man người xe qua lại .
Lát sau, xe rẽ vào một con đường nhỏ và dừng lại trước một con hẻm.
- Tới rồi, thầy Hai .
Tôi bước xuống đất, miệng hỏi:
- Anh lấy bao nhiêu tiền ?
Anh xích-lô đỡ cái túi trên càng xe đưa cho tôi:
- Dạ, thầy Hai cho năm trăm.
Tôi chẳng biết mắc rẻ ra sao, cứ móc tiền đưa đại . Đối với tôi lúc này, về được tới nhà là
yên tâm lắm rồi, khỏi phải sợ gặp rắc rối dọc đường.
Chương 3: Còn Chút Gì Để Nhớ