Phan Thế Hải
Con Đường “Hóa Rồng" Của Việt Nam
Chương 4
Giải phóng tư tưởng
1- Nỗi ám ảnh từ Đông Âu
Mặc dù cách trở về địa lý, nhưng Đông Âu đã trở thành một nhân tố
không thể thiếu được trong đời sống Việt Nam. Từ ý thức hệ, văn hoá,
mô hình chính trị, cấu trúc kinh tế của Việt Nam đều có nguồn gốc từ
Đông Âu. Việt Nam đã dành quá nhiều tâm trí và tình cảm vào chủ
nghĩa Marx-Lenin, một sản phẩm chính trị có nguồn gốc từ Đông Âu.
Công cuộc đổi mới đã được khởi xướng gần 20 năm nay, nhưng Đông
Âu vẫn là nỗi ám ảnh với Việt Nam.
Mới đây, khi đọc cuốn “Kinh tế ngày nay” của Brandley R.Schiller một học
giả người Mỹ, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ông đã tiên lượng trước sự suy
thoái của hệ thống kinh tế chủ nghĩa xã hội từ những năm 60, khi Liên Xô
và Đông Âu đang trên thế thượng phong. Lý do mà Schiller đưa ra là: “…
Từ giá cả, sản xuất, thu nhập đều được kế hoạch hoá. Không có mấy cơ hội
cho những sáng kiến cá nhân, không có những kích thích kinh tế để thiết kế
những sản phẩm mới, cải thiện hiệu quả sản xuất, cũng chẳng có những
kích thích tiêu thụ…” Luận điểm này, thời đó được coi là thù địch với chủ
nghĩa xã hội, tuy nhiên, lịch sử đã minh oan cho Brandley R.Schiller. Khi
tiếp tục duy trì chính sách quản lý kinh tế tập trung một cách bảo thủ, triệt
tiêu động lực tăng trưởng kinh tế mà không có một điều chỉnh đáng kể nào
về chính sách, cái gì đến rồi phải đến, Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên
Xô đã tan rã ra từng mảng mà không cần có bất cứ một sự can thiệp nào từ
bên ngoài.
Tuy nhiên, sự sụp đổ này lại được một số người giải thích theo cách riêng
của họ, rằng, “do chấp nhận xu thế dân chủ từ phương Tây”, rằng, do có
bàn tay phá hoại của CIA… đó là lý do để hễ có ai đó bàn đến chuyện đa
nguyên, đa đảng liền bị dẫn ngay ra trường hợp của Đông Âu, Liên Xô như
một con ngáo ộp doạ trẻ con: Đấy hãy nhìn ngay tấm gương Đông Âu, đa