nguyên, đa đảng để rồi mất chế độ, rồi bạo loạn… anh có muốn đẩy đất
nước vào cái vòng bi kịch đó không?
Cùng với đời sống vật chất, Dân chủ là một nhu cầu thiết yếu của đời sống
dân chúng. Nó quan trọng không kém gì nước để uống, không khí để thở.
Thế nhưng trong con mắt của không ít nhà lý luận hiện nay, dân chủ chưa
phải là một nhu cầu bức xúc, vẫn là một thứ xa xỉ mà chúng ta không nên
nhắc đến nhiều. Họ dẫn ra bài học từ Đông Âu và Liên Xô, việc tôn thờ dân
chủ một cách quá trớn đã dẫn đến mất ổn định, cả một hệ thống chính trị
tồn tại hơn 70 năm đã phải tan ra từng mảng. Đó là lý do để chúng ta tiếp
tục duy trì các chính sách kiểm soát chặt chẽ, bóp nghẹt dân chủ dưới danh
nghĩa: Giữ vững ổn định chính trị, nếu không cẩn thận sẽ mất nước, mất
chế độ mà Đông Âu và Liên Xô là một bài học nhỡn tiền.
Mục tiêu của các nhà hoạt động chính trị khi nắm quyền lực thường biểu
hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng tựu trung đều thống nhất ở hai
điểm: phát triển kinh tế và xây dựng dân chủ. Tuỳ theo từng hoàn cảnh
lịch sử, từng xuất phát điểm của mỗi quốc gia mà người ta coi trọng cái nọ,
xem nhẹ cái kia. Người cầu toàn thì đòi hỏi cả hai, chí ít thì vẫn phải đạt
được một trong những mục tiêu đó. Những ám ảnh từ Đông Âu đã khiến
Việt Nam chọn lựa theo hướng: Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường tự
do, đồng thời kiềm chế những đòi hỏi dân chủ.
Giải thích cho sự chọn lựa này Việt Nam cho rằng: Dân chúng Việt Nam
cần thịnh vượng và đại bộ phận đang hài lòng với mức độ dân chủ hiện
nay; Phát triểnkinh tế không nhất thiết phải đi đôi với xây dựng dân chủ.
Không ít người biện minh rằng, xây dựng dân chủ trong lúc này sẽ tạo bất
ổn định chính trị và xã hội. Cộng thêm những kinh nghiệm mà Lý Quang
Diệu đã áp dụng từ thành công ở Singapore từ hơn 35 năm trước đây để
Việt Nam từ chối việc mở rộng dân chủ. Vậy thực chất kinh nghiệm của Lý
Quang Diệu là gì, xin được bàn sâu thêm một chút “mặt hàng tư tưởng” mà
Việt Nam đang nhập khẩu Singapore được thành lập năm 1965. Đảo quốc
bé nhỏ được tách ra từ Malaysia này được coi như “tiểu Trung Quốc” ở
Đông Nam Á và thực sự Singapore đã chịu sức ép quá lớn từ cuộc Đại cách
mạng văn hóa ở Trung Quốc. Trước thực tiễn đó, Lý Quang Diệu đã áp