cẩn nghiêng mình. Ngoài nội lực của một dân tộc bị dồn nén sau 80 năm
trường nô lệ, phải kể đến hệ tư tưởng Marx-Lenin được nhập khẩu từ Đông
Âu và Liên Xô. Chúng ta đã sống trong ánh hào quang của Cách mạng
tháng Tám, của thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm quá
lâu. Đó là lý do để một thời chúng ta tôn sùng Chủ nghĩa Marx-Lenin, coi
hệ tư tưởng này là vô địch, là bách chiến, bách thắng, là đỉnh cao của trí tuệ
nhân loại. Chính vì sự tôn sùng một cách quá mức đó đã vô tình biến học
thuyết này thành một thứ tín ngưỡng chứ không phải là một luận điểm
khoa học của phép biện chứng. Sự sùng tín này khiến chúng ta đã phải trả
giá cho những khá nhiều sai lầm, đặc biệt là trong những năm 80.
Không thể quên ơn người đã cung cấp cho chúng ta phương pháp luận tuyệt
vời; không thể quên ơn người đã cung cấp cho chúng ta lý luận để đoàn kết
giai cấp, giải phóng dân tộc nhưng chúng ta phải lưu ý rằng, nhân loại
không bao giờ ngừng lại. Sau Marx, Lenin đã có hàng trăm học thuyết về
kinh tế chính trị, cập nhật những thành tựu lớn nhất của nhân loại mà chúng
ta có thể tham khảo. Sáu mươi năm tồn tại của nhà nước Việt Nam mới với
biết bao đổi thay nhưng chúng ta chưa thoát khỏi những ám ảnh từ Đông
Âu và Liên Xô.
Trong một nỗ lực thoát ly khỏi sự lựa chọn của Liên xô và Ðông Âu, không
chọn con đường đa nguyên đa Đảng và dường như chúng ta đang ngưỡng
mộ sự chọn lựa của Trung Quốc và sao chép cách làm của nước này. Các
con rồng châu Á trước đây là một thực tiễn sinh động cần tham khảo nhưng
không thể đơn giản hóa vấn đề đến mức như một số người vẫn thường
tuyên bố: “Hãy làm theo những con rồng châu Á: phát triển kinh tế trước
đã, chuyện dân chủ tính sau,” hoặc, “Hãy nhìn vào tấm gương Ðông Âu,
mở rộng dân chủ trước sẽ mất chế độ…”
Vậy đâu là nhân tố mất ổn định, đâu là phương án tốt nhất cho Việt Nam?
Xin được bàn đến trong bài viết sau.
2- Vòng kim cô CNXH