Thí dụ, một cá nhân nhút nhát tin là cô ấy không thể gặp người
xa lạ hoặc luôn luôn không dám mở lời chào hàng, cứ sống mãi với
bài học cô ta đã học được khi còn bé. Trong hầu hết các trường hợp,
khi còn bé, những cá nhân này được cha mẹ bảo là họ chẳng làm được
việc gì hoặc họ chẳng biết nói năng ra sao. Vào thời điểm nào đó,
những thái độ đó phát triển thành tính nhút nhát. Rõ ràng bài học đó
là tự chuốc lấy thất bại, nhưng thường bài học chúng ta được dạy
khi còn bé có tác động rất mạnh. Vì bài học đó mà họ khó sửa chữa.
Khi trẻ bị bỏ bê hoặc bị cha mẹ lăng mạ, lớn lên chúng đeo đẳng
mãi nỗi khổ sở và sự oán giận. Điển hình là những cá nhân hay chỉ
trích người khác, họ sẽ cư xử với thái độ tâm lý bực bội. Thái độ tâm lý
bực bội có thể tự biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau và trong
nhiều trường hợp, nó ăn sâu vào khát vọng chi phối người khác.
Những người bực tức thường trở nên chỉ trích người khác để cố làm
thay đổi họ.
Một trong những cách bộc lộ thật ngạc nhiên là cơn bực bội thể
hiện ra bằng sự chần chừ. Sự chần chừ là một hình thức của thái
độ kiềm chế. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi thấy nhiều người
không thành công trong hoạt động kinh doanh vì họ hay chần chừ.
Họ không bao giờ thuyết phục người khác để đưa ra các cuộc hẹn.
Ngoài ra, người luôn luôn trễ nải sẽ khẳng định thái độ chi phối
những người khác bằng cách lúc nào cũng chậm trễ. Những thái độ
như thế rõ ràng là tự làm hại mình và bạn phải cố gắng hết sức để
tránh những thái độ này. Chúng làm cho các mối quan hệ bị xấu đi,
cản trở bạn đạt được các mục tiêu và góp phần dẫn tới nghề nghiệp
kinh doanh thất bại.