trình bình chọn và xét duyệt. Sau khi bị bắt giữ, Orlando hoàn toàn bị bỏ
quên bởi hội đồng xét duyệt của Nhà Danh Dự.
Vào năm 1982, một người bạn giới thiệu tư tưởng của Nichiren cho anh.
Một thử thách mới bắt rễ trong đời anh khi anh học cách đừng bao giờ bỏ
cuộc, đừng bao giờ từ bỏ những giấc mơ của mình. Anh không chỉ dốc sức
vào việc thay đổi đời riêng của mình, để trở thành tốt hơn, mà còn giúp
những người trẻ bắt đầu lại đời mình. Anh không bao giờ đánh mất ước mơ
sẽ vào được Nhà Danh, nhưng cái lý do đằng sau nó đã thay đổi. Anh muốn
vào trong Nhà Dan Dự như là một tấm gương để động viên người khác cải
thiện đời mình. Orlando kết giao với nhiều bạn và có nhiều đóng góp cho
The Giants như là một loại đại sứ thiện chí, nhất là anh khuyến khích nhiều
cầu thủ trẻ thuộc khối Latin. Những nỗ lực kiên trì của anh để cải thiện đời
mình được công nhận bởi Hội Đồng Nhà Danh Dự – hội đồng này gồm một
nhóm chủ yếu là những nhà báo thể thao, cầu thủ bóng, và ủy viên chấp
hành các đội bóng – và vào năm 1999, anh được vẻ vang có tên trong Nhà
Danh Dự.
B. Tôi có thể nói gì với những bạn tôi, họ bỏ cuộc khi đối mặt với một
vấn đề?
Trước hết, bạn có thể động viên họ rằng, nếu họ biết vấn đề [khó khăn]
của họ là cái gì, thì họ đã đi được nửa đường trong việc giải quyết nó.
Người ta có khuynh hướng thiếu ý chí. Đi theo con đường ít trắc trở
nhất, đó là bản chất con người. Một phương pháp mà bạn có thể gợi ý cho
những ai thiếu ý chí hay động cơ nội tại, là mỗi lúc hãy tập trung trên một
nhiệm vụ – nó có thể là bất cứ cái gì – và bám theo nó cho đến khi họ đã
tuyệt đối thoả mãn rằng, họ đã làm hết sức mình. Bước đầu tiên dẫn đến
bước kế tiếp.
Cuộc đời là một cuộc đấu tranh trường kỳ với chính mình. Nó là một trò
kéo co giữa việc tiến về phía trước hay quay lại phía sau, giữa hạnh phúc và
bất hạnh. Những cá nhân xuất chúng, họ không trở nên vĩ đại qua một đêm.
Họ tự đặt mình vào kỷ luật để vượt qua những nhược điểm, khắc phục sự
thiếu nhiệt tình và thiếu động lực cho đến khi họ trở thành những kẻ chiến
thắng thực thụ trong đời.