Ở đây, chắc hẳn tác giả muốn nói đến chiến tranh phi nghĩa, xâm
lược.
True to yourself. Ở đây, có lẽ tác giả muốn nói: hãy sống với “phần
tốt đẹp nhất” của riêng mình, không cần bắt chước ai khác. Tuy nhiên, ta
cần biết, “sống thực với chính mình” không phải là dễ. Bởi vì, trước hết, ta
phải tìm hiểu để biết “Ta là ai?” Đây là một vấn đề rất quan trọng, không
thể nói trong một vài câu được. Bạn đã bao giờ đặt ra cho mình câu hỏi này
chưa? Nếu chưa, thì bạn hãy thử đặt cho mình câu hỏi đó – vì đó là câu hỏi
cơ bản mà bạn phải trả lời, và phải trả lời một cách cấp bách hơn cả! [Dĩ
nhiên, không ai có thể trả lời một cách triệt để câu hỏi đó. Nhưng một khi
đã đặt cho mình câu hỏi đó, thì ta mới có cơ hội tìm hiểu mình để hiểu mình
hơn].
Karma. Đây là một thuật ngữ của Phật giáo. Từ này có ý nghĩa rất
sâu sắc và phong phú. Ở đây, tạm hiểu: “Nghiệp là những hành động mà ta
đã làm trong quá khứ và hiện tại, kể cả những ý nghĩ của ta…” Nghiệp vận
hành theo nguyên lý nhân quả.
Thấu cảm [empathy]: Sự đồng cảm sâu sắc. Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc
thường nói, trong mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân, phải có sự thấu
cảm. Ông chủ trương nhìn “bệnh nhân” như một “con người” – chứ không
như một “cái máy” cần sửa chữa. Quan niệm này không có gì mới mẻ, vì
đó cũng là quan niệm của mọi vị lương y đích thực xưa nay. Nhưng phải
thừa nhận rằng, trong thời buổi hiện nay, khi mà số bác sỹ có lương tâm
hình như không nhiều lắm, thì tiếng nói của ông là rất đáng trân trọng!
Our own people: Chính dân tộc của chúng tôi, tức nước Mỹ. Tác giả
đang nói chuyện với giới trẻ Mỹ. [Từ people còn có nghĩa là “nhân dân.”]
Câu nói này rất sâu sắc, và cũng rất đúng!
Chúng ta cần lưu ý: Một hành vi [hay câu nói] tưởng chừng rất nhỏ
của ta, cũng có thể phô bày toàn bộ nhân cách của ta!
Trường đại học Soka University of America được thành lập năm
2001 tại California, Hoa Kỳ. Năm 2011, được bầu là một trong những đại
học hàng đầu tại Hoa Kỳ.