11. KHI BỊ BẠN HỮU BỎ RƠI
A. Phải làm gì khi cả một nhóm bạn lạnh nhạt với ta?
Hãy cho phép tôi chia sẻ với bạn câu chuyện sau đây, của một nữ sinh
trung học. Tại trường, Mikkhi ở trong một nhóm rất gắn bó gồm có 7
người. Bởi vì các cô gái này mỗi lúc càng trải qua nhiều thời gian hơn với
nhau, mỗi lúc họ càng nhận ra những ưu khuyết điểm của nhau, và dần dần
họ bắt đầu tán gẫu về bất cứ thành viên nào vắng mặt. Mikkhi không tham
dự vào những buổi tán gẫu này và cố thuyết phục họ chấm dứt việc đó.
Nhưng 6 người còn lại dùng sự từ chối (tham dự) của cô như là một cái cớ
để tẩy chay cô.
Trong giờ học, họ ném vào Mikkhi những cái nhìn lạnh nhạt. Họ trao
cho cô những mảnh giấy nhỏ, ghi những lời khiếm nhã. Nếu họ tình cờ
chạm vào cô, họ thường rú lên như thể chạm phải một vật gì kinh khủng
lắm, và vội vàng chạy ra xa. Mỗi ngày là một thống khổ với cô. Với mỗi sự
sỉ nhục đánh vào cô, Mikkhi cảm thấy như thể trái tim cô bị xé rách. Trong
thời gian rảnh của mình, cô thường nấp trong phòng tắm nữ sinh để tránh
khỏi bị làm nhục thêm.
Không tìm thấy một bạn đồng trang lứa nào khác để tin cậy, sau cùng
Mikkhi tâm sự với mẹ cô về những vấn đề của cô tại trường. Mẹ cô động
viên cô hãy dùng giai đoạn thử thách này để trau dồi nền tảng nội tâm của
riêng cô. Và sau một thời gian luyện tâm, mặc dù cô vẫn thường xuyên trải
qua sự tra tấn tại trường, nó tác động đến cô ít hơn. Cô bắt đầu xem sự khổ
của cô như là nhiên liệu, như là động cơ hoàn hảo để trở nên vững chắc và
hạnh phúc bên trong chính mình.
Mỗi ngày, Mikkhi nhủ thầm, “Mình sẽ không bị đánh bại! Mình sẽ trở
nên mạnh mẽ!” Việc đi học trở nên ít là một vấn đề hơn. Dựa trên sức mạnh
mới tìm thấy, cô quyết định có hành động tích cực để thay đổi tình huống
của mình. Cô chơi với những bạn mới, và, sau cùng, cô thậm chí thay đổi