CON GÁI THẦY LANG - Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Ebook miễn phí tại :

www.Sachvui.Com

Diện mạo văn học Mỹ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 có

những thay đổi sâu sắc. Giới nghiên cứu phê bình văn học Mỹ nhất trí với
nhau ở một điểm là cần phải thay đổi cái nhìn chính thống trong những
nhận định về văn học Mỹ. Vậy điều gì đã làm nên những thay đổi này? Có
thể nói đó là sự xuất hiện của các nhà văn da màu, mà đại diện xuất sắc là
các nhà văn nữ. Năm 1995, Tony Morrison đạt giải Nobel về văn chương.
Nhưng trước đó khá lâu từ những thập niên 70, 80 văn học Mỹ đã có thêm
sinh khí mới với những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ da đen như Alice
Walker, Maya Angelou, những nhà văn gốc Mỹ la tinh như nhà văn được
giải Pulitzer Oscar Hijuelos, Rdolfo Anaya…

Cùng lên tiếng với nhóm các nhà văn trên là những nhà văn gốc Châu Á.
Vào giữa thập niên 70, Maxine Hong Kingston với Tripmaster Monkey đã
đặt một cột mốc cho dòng văn học này, và nối tiếp con đường của bà là
Amy Tan với The Joy Luck Club – Phúc lạc hội (1988). Tác phẩm gây nên
một tiếng vang lớn buộc độc giả và giới nghiên cứu phê bình phải nhìn lại
những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Châu Á, Amy Tan với các tác
phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God's Wife – Phu Nhân Táo Quân
(1991), The Hundred Secret Senses – Trăm miền ẩn thức (1995), The
Bonesetter's Daughter – Con gái thầy lang (2000)
, cùng những sáng tác
cho thiếu nhi The Moon Lady, tạm dịch là Hằng Nga, và The Chinese
Saimese Cat
, tạm dịch Con mèo xiêm Trung Quốc, trong vòng hơn một thập
kỷ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ. Các nhà phê bình đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.