“Tôi chỉ dám thừa nhận bí mật của mình với cô. Tôi không thuộc về nơi nào
hoặc thời đại nào. Vượt qua thời gian và không gian, tôi sống cuộc đời bất tử. Có
những người không còn thiên thần hộ mệnh nữa: tôi là một trong số đó...”
“Nhưng vì sao ông lại mang tôi tới đây?”
Một giọng khác: “Balsamo thân mến! Lại giỡn với cái chuyện hoang đường
về bất tử đó hả?”
“Đồ ngu! Bất tử không phải là chuyện hoang đường. Đó là sự thật.”
Phát chán vì đoạn huyên thuyên kia, tôi chực quay đi thì nghe thấy tiếng
Salon. Ông ta nói với giọng thì thầm, căng thẳng, như thể đang chộp lấy tay ai
đó. Tôi cũng nhận ra giọng của Pierre.
“Thôi nào,” Salon nói, “đừng bảo tôi rằng anh cũng ở đây vì trò lố giả kim
này. Cũng đừng bảo tôi rằng anh đến để hít thở không khí trong lành trong khu
vườn. Anh có biết rằng sau Heidelberg, Caus nhận lời mời của vua Pháp đến
giám sát việc làm sạch Paris không?”
“Les façades
“Ông ta không phải Malraux. Chắc chắn phải là hệ thống cống ngầm. Tò mò
phải không? Người đó vẽ ra những vườn cam và vườn táo nặng tính biểu tượng
cho các hoàng đế, nhưng thứ ông ta thực sự hứng thú là hệ thống đường ngầm
dưới lòng đất của Paris. Ở Paris thời đó không có mạng lưới cống ngầm thực sự;
nó là một sự kết hợp giữa các kênh đào trên mặt đất với những ống dẫn bên dưới
mà người ta gần như không biết tới. Người La Mã từ thời Cộng hòa đã tường tận
mọi thứ về Cloaca Maxima của mình, vậy mà một ngàn năm trăm năm sau, ở
Paris, người ta chẳng biết tí gì về những gì diễn ra dưới chân mình. Caus nhận lời
mời của nhà vua bởi vì ông ta muốn tìm ra. Ông ta đã tìm ra gì?
“Sau Caus, Colbert cho tù nhân xuống quét dọn đường ống - đó chỉ là cái
cớ, và hãy nhớ đây cũng là thời kỳ của Người đeo mặt nạ sắt - nhưng họ bơi
trong phân để trốn, theo dòng ra sông Seine và chèo thuyền tẩu thoát, bởi không
ai có đủ can đảm nghênh chiến với lũ mọi bám đầy phân nhớp và ruồi nhặng ấy...
Rồi Colbert bố trí sen đầm ngoài vô số cửa cống, thế là tù nhân bị buộc phải ở lại
trong những đường ống, chết rục tại đó. Trong ba thế kỷ, các kỹ sư của thành phố
chỉ lên bản đồ được ba kilômét cống ngầm. Nhưng vào thế kỷ 18, đã có tới hai
mươi sáu kilômét cống ngầm, và vào chính đêm trước Cách mạng. Điều đó có
gợi gì cho anh không?”
“À, ông biết đấy, chuyện này...”