CON LẮC CỦA FOUCAULT - Trang 475

thủ lĩnh dòng Đại Đông phương, còn bản thân ông ta, theo nhiều nguồn tài liệu,
tiến hành liên lạc với Hội Tam điểm và trở thành một chức sắc rất cao trong hệ
cấp bậc của Hội. Tuy nhiên, không rõ trong nghi thức nào. Có lẽ là trong tất cả
các nghi thức, nói thế cho cẩn trọng.

Chúng ta không biết Napoléon biết gì, nhưng chúng ta không quên rằng ông

ta đã có thời gian ở Ai Cập, và có Chúa biết ông ta đã đàm đạo với những nhà
hiền triết nào dưới bóng kim tự tháp (thậm chí một đứa trẻ cũng có thể thấy rằng
bốn mươi thế kỷ trứ danh ở đó đang nhìn xuống ông ta là một gợi nhắc rõ ràng
tới Truyền thống Hermetic).

Napoléon hẳn phải biết gì đó, bởi vì vào năm 1806 ông ta triệu tập một hội

đồng các nhân vật Do Thái Pháp. Lý do chính thức rất tầm thường: một nỗ lực để
giảm nạn cho vay nặng lãi, để đảm bảo về sự trung thành của cộng đồng Do Thái,
để tìm nguồn tài chính mới... Không có lý do nào nêu trên lý giải được vì sao ông
ta lại gọi cái hội đồng này là Đại Thượng hội đồng Do Thái Grand Sanhedrin,
một cái tên gọi tới một ban những bề trên ít nhiều không ai biết. Sự thật là cái gã
láu cá dân đảo Corse ấy đã xác định được những đại diện của nhánh Jerusalem và
đang cố hợp nhất những nhóm dòng Đền phân tán khắp nơi.

“Không phải vô tình mà vào năm 1808 quân đội của Thống chế Ney lại

đóng ở Tomar. Các anh có thấy mối liên hệ không?”

“Chúng ta ở đây là để thấy các mối liên hệ.”
“Lúc này Napoléon sắp đánh nước Anh, đã có trong tay gần như tất cả các

trung tâm châu Âu, và thông qua cộng đồng Do Thái Pháp ông ta nắm cả nhóm
Jerusalem. Ông ta vẫn còn thiếu gì?”

“Nhóm Phaolô.”
“Chính xác. Và chúng ta vẫn chưa quyết định xem họ ở đâu. Nhưng

Napoléon cho chúng ta một manh mối: ông ta đi tìm họ ở Nga.”

Sống hàng thế kỷ ở khu vực Xlavơ, người phái Phaolô mặc nhiên tái tổ chức

dưới danh nghĩa nhiều nhóm thần bí Nga khác nhau. Một trong các cố vấn có ảnh
hưởng nhất của Alexander Đệ nhất là Hoàng tử Galitzin, người có quan hệ với
các giáo phái chịu ảnh hưởng của dòng Martinism. Và chúng ta tìm thấy ai ở
Nga, đến những mười năm trước Napoléon, trong tư cách toàn quyền của vương
triều Savoy, thắt chặt liên hệ với nhóm thần bí tại St. Petersburg? De Maistre.

Đến lúc này de Maistre không tin bất cứ tổ chức nào của Quang chiếu hội;

với ông ta, họ không khác gì những kẻ Khai sáng phải chịu trách nhiệm cho cuộc
tắm máu của Cách mạng. Trên thực tế là, trong thời kỳ này, gần như lặp lại chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.