91
Ồ, anh đã vạch mặt rất tài đám giáo phái bí mật ma quỷ đang dọn đường cho
Kẻ Chống Kitô... Nhưng vẫn còn một giáo phái bí mật mà anh mới chỉ chạm
nhẹ thôi.
− Thư đại úy Simonini gửi Barruel, đăng trên La civiltà cattolica,
ngày 21 tháng Mười năm 1882
Việc Napoléon nối tình hữu nghị với người Do Thái đã khiến dòng Tên phải thay
đổi chiến lược. Cuốn Mémoires của Barruel không nhắc gì tới người Do Thái.
Tuy nhiên vào năm 1806 ông ta nhận được thư của một đại úy Simonini nào đó,
người này nhắc ông ta rằng Mani và Sơn nhân Lão quái cũng là người Do Thái,
rằng chính người Do Thái lập ra Hội Tam điểm, và người Do Thái đã thâm nhập
vào tất cả các hội bí mật đang tồn tại.
Lá thư của Simonini, được lưu truyền một cách khôn ngoan khắp Paris, đã
làm ê mặt Napoléon, người vừa kết nối với Grand Sanhedrin. Động thái này rõ
ràng đã cảnh báo cho cả người phái Phaolô bởi vì Thượng Hội đồng Chí Thánh
của giáo hội Chính thống Nga tuyên bố: “Napoléon đang đề nghị liên hiệp tất cả
người Do Thái, những kẻ đã bị cơn thịnh nộ của Chúa Trời gieo rắc khắp thế
gian, sao cho họ lật đổ giáo hội của Jesus và tuyên bố Napoléon mới là Chúa Cứu
thế thực sự.”
Barruel chấp nhận ý tưởng rằng âm mưu này không chỉ có tính chất Tam
điểm mà còn là Do Thái-Tam điểm. hơn thế, yếu tố quỷ dữ này cho phép ông ta
tấn công một kẻ thù mới: văn bản Alta Vendita Carbonara, và sau này là những
cha xứ bài giáo sĩ của phong trào Risorgimento, từ Mazzini cho tới Garibaldi.
“Nhưng tất cả chuyện này xảy ra vào giữa thế kỷ 19,” Diotallevi nói, “trong
khi chiến dịch bài Do Thái lớn thì đến cuối thế kỷ mới khởi động, với việc xuất
bản Nghị định thư của các trưởng lão Zion. Và Nghị định thư xuất hiện ở Nga.
Vậy nên chúng là nỗ lực của nhóm Phaolô.”
“Đương nhiên,” Belbo nói. “Giờ thì đã rõ rằng nhóm Jerusalem phân tán
thành ba nhánh. Nhánh đầu tiên, thông qua tín đồ Kabbalah Tây Ban Nha và
Provençal, đi truyền cảm hứng cho phái Tân dòng Đền; nhánh thứ Hai bị cánh
Bacon chiếm lấy và tất cả họ trở thành nhà khoa học hoặc chủ nhà băng. Đó là