cứ thứ gì, ngoại trừ những tấm hình của Ron. Bà đâm ra sợ
những buổi tối lạnh lẽo, dài dằng dặc.
Nhận được tin báo cuộc bán đấu giá đồ đạc trong căn nhà của
mình sẽ được tiến hành vào một ngày đầu thu, một tia hy vọng
lóe trong đầu bà Wright. Bức vẽ chân dung của Ron! Hai mươi
năm trước, khi Ron mới 5 tuổi, trong một chuyến nghỉ hè tại
Paris, chính bà đã cầy cục thuyết phục một danh họa nổi tiếng
thế giới nhận vẽ Ron. Ban đầu họa sĩ từ chối. Ông là người khác
đời, coi thường tiền bạc. Tuy nhiên sau một hồi ngắm nhìn Ron
nhảy nhót trong phòng khách, bỗng nhiên ông gật đầu và nói:
- Tôi mong một ngày nào đó bức họa sẽ đem lại nghị lực cho
bà.
Bức vẽ khổ nhỏ được hoàn thành với dòng đề tặng của danh
họa. Tiếng tăm của bức vẽ Ron vượt khỏi bốn bức tường nhà
Wright bởi lẽ nó là tác phẩm cuối cùng của danh họa. Ông đột
ngột qua đời hai ngày sau khi quét nét cọ cuối cùng lên tấm vải
vẽ Ron.
Bà Elizabeth biết rằng mua lại bức tranh là hết sức khó vì bà
không có đủ tiền nhưng bà muốn Ron phải ở bên cạnh bà. Bà
tranh thủ làm ngày làm đêm. Hết sức tiết kiệm, mỗi bữa bà chỉ
cho phép mình ăn một cái bánh nhỏ và uống một ly cà phê. Sức
kiệt, một tối nọ, bà Elizabeth bất tỉnh ngay trên dây chuyền bao
gói xà bông. Người ta đưa bà vào nhà thương thí. Ngày đấu giá
đã qua nhưng bà Elizabeth vẫn chưa đứng dậy nổi. Bà tuyệt
vọng, bà đã mất đứa con trai duy nhất và giờ đây không lẽ bà
đành để mất bức hình cuối cùng của nó?
Tuy nhiên, bất cứ ai trong xóm nghèo cũng biết chuyện bà
muốn mua lại bức tranh của người con trai. Biết tin này, một nữ