Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết
cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện
ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung
các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại
nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-
lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp
trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy.
Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ,
Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế
Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua
trước kể từ Louis Thập lục trở về sau.
Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản
đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước
Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó
đã bị coi là lỗi thời rồi.
Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều
Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản
kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm
Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua.
Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-
na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung
(nước trái độn : Etat tampon).
Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật
lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho
Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước
miền Đông-Nam-Á.
Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày
9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần
đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở