CÔN LUÂN - Trang 283

ngoái cổ trông tấm bia gỗ, chợt nghe thấy có tiếng oăng oăng bèn liếc mắt
trông. Con chó nhỏ đang lẽo đẽo đi theo gần đấy, thấy Lương Tiêu ngoái lại
thì vội vàng chạy lộn ngược, nấp vào một tảng đá lớn màu xám, giương cặp
mắt long lanh lén ngó ra. Lương Tiêu ngoắt đầu đi mười mấy bước nữa, đột
ngột ngoảnh phắt lại nhìn, thấy nó vẫn túc tắc theo sau, nhưng lúc này bốn
bề đồng không mông quạnh, con cún xoay ngang xoay dọc tìm chỗ núp.
Lương Tiêu đến gần, ôm nó lên bảo:
- Nhóc con, cứ theo tao làm gì?
Cún con thấy thằng bé không có ác ý, bèn loay hoay rúc mãi vào lòng nó.
Lương Tiêu tâm tính non thơ, bị rúc buồn buồn, không kìm được bật cười
bảo:
- Thôi nào thôi nào! Tao mang mày theo là được chứ gì! Nói rồi nhìn lại mộ
cha lần cuối, nó quỳ xuống, bắt chước cách người ta vẫn làm trong tiết
thanh minh, cung kính dập đầu ba cái, sau đó ôm con chó nhỏ, đi về hướng
mặt trời mọc.
Đó là năm Hàm Thuần thứ ba đời Tống Độ Tông, Lương Văn Tĩnh chết ở
Tương Phàn, thọ ba mươi mốt tuổi.

Hết chương 11
Chú thích:
15921593 Nước sôi lửa bỏng (tạm dịch lấy ý).
15961597 Lưỡi dao (đao) của trời.
16001601 Gối đây là đầu gối, thường có câu “Dưới gối có một/nhiều con
trai/gái…”, gợi hình ảnh con cái còn nhỏ vui đùa bên mẹ cha, dùng chỉ thời
ấu thơ với nghĩa thân thiết.
16041605 Trong phiên âm tiếng Trung, “sư công (thầy của mẹ mình, bằng
vai với sư tổ)” là shigong, “tử công (ông chết tiệt)” là sigong, phát âm
không chuẩn hoặc nghe không rõ thì có vẻ từa tựa nhau.
16081609 Ba biến chiêu thực hiện trong không trung. Biến chiêu thứ nhất
là Cửu tiêu thừa long (cưỡi rồng lên chín tầng mây).
16121613 Đám mây trắng thoắt cái biến hình giống con chó xanh. Xuất xứ
từ thơ Đỗ Phủ, về sau được dùng như thành ngữ, với nghĩa tương tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.