Thiên Cơ Thập Toán quả nhiên vẫn nan giải, nó phải tham duyệt qua cách
làm lịch, cơ quan toán học, cách thôi diễn biến hóa của trời đất, vận hành
của nhật nguyệt, nguyên lí của kiến trúc cấu tạo. Chỉ vì muốn giải một điều
mà nó phải đọc vô số thứ khác.
Năm thứ năm, khi tiết trời đang vừa chớm đông, mai vẫn chưa tàn lụi thì
Lương Tiêu giải được đề toán thứ nhất "Thiên Địa Sanh Thành Giải" , từ
"Thiên Địa Dĩ Hợp Chi Vị", phản lại là "Thiên Địa Vị Hợp Chi Số", rồi
tính ra tới "Thiên Địa Sanh Thành Chi Số". Tam đại số này vốn đã có đồ
hình truyền lại, nhưng làm sao để phản hồi để trở về dạng nguyên thủy,
biến ngược lại thành "Thiên Địa Sanh Thành Chi Sổ" thì chưa ai biết tới,
nói tóm lại cũng là từ trong chánh phản biến hóa của cửu cung bát quái mà
ra.
Sau khi giải xong đề số một thì Lương Tiêu giống như mũi tên bắn ra
không thu lại được, liên tiếp giải luôn hai đề "Thái Huyền Lưỡng Nan", hai
nan đề này xuất xứ từ Thái Huyền Kinh của Dương Hùng Đích, Trương
Hành đời Hán theo căn cơ số thuật của Thái Huyền Kinh chế tạo ra "Hậu
Phong Địa Động Nghi", nên phức tạp tinh thâm và hết sức khó khăn. Tháng
sau nữa, Lương Tiêu giải ra luôn đề toán thứ tư "Song Thủ Thập Chỉ Đề"
(Tác giả: Chính là cách chuyển đổi giữa hai hệ nhị phân và hệ thập phân
của số học sau này do đại toán học gia người Đức Lai Bố Ni Tư [Leibniz]
ba trăm năm sau đề xuất); Đề toán thứ năm là "Nhị Thập Bát Túc Chu
Thiên Giải" (Tác giả: Nan đề về việc tính âm lịch). Sau đó là "Trì Hà Đồ",
đây chính là toán đề về hình học, dùng Diễn Đoạn Pháp để tính thể tích của
đất đá dùng để dùng trong việc trị thủy sông Hoàng Hà, sự tính toán vĩ đại
không thể tưởng, Lương Tiêu phải tính toán ròng rả hơn bốn mươi ngày
mới xong. Đề số bảy "Quỷ Cốc Tử Vấn" được giải nhanh chóng bằng Đóa
Tích Thuật (Tác giả: Toán Học thời Tống Nguyên là phương pháp số học
tinh diệu giải được số học cao cấp).
Đề số tám và chín đều thuộc về toán thiên văn, thập phần phức tạp và khó
khăn, lúc này đã phải dùng đến toán học đương thời mà Thiên Nguyên Tứ
Nguyên thuật đang ở ngôi vị tối cao, đề số tám là "Tử Ngọ Tuyến Chi
Hoặc" phải tính ra chính xác chiều dài của tử ngọ tuyến, không những phải