Có lẽ vì sự sắp xếp Trung cổ này, Olivo đã khiến tôi nhớ lại những
người sáng lập ra trật tự nhà nước cổ đại. Họ cũng tập trung vào 20% đỉnh
năng lực của mình, theo đuổi niềm đam mê và cứu lấy những người khác.
Ngày nay, chúng ta xếp họ vào loại những doanh nhân phi lợi nhuận. Việc
xếp loại như thế nào không quan trọng. Điều quan trọng là những người
như Olivo, Benedict, Francis và Dominic đã tạo ra những cái mới và giá trị,
phản ánh tầm nhìn và bản chất cá nhân của chính họ.
Câu chuyện của Jamie
Với một người trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm, bạn sẽ không thể mong
đợi anh ta có thể làm nên điều gì khác biệt về mặt kinh tế tại một nơi như
British Broadcasting Corporation (BBC). Đài Phát thanh Anh quốc BBC
này lúc đó là một bộ máy quan liêu vẫn còn thu tiền bản quyền, do chính
phủ quy định, với những người xem truyền hình tại Anh. Nhưng sức mạnh
của những con người 80/20 thậm chí có thể tác động đến những ngóc ngách
sâu thẳm nhất của BBC.
Khi Jamie Reeve, 30 tuổi, một người bạn và cựu đồng sự kinh doanh
của tôi, tham gia BBC vào giữa những năm 1990, tôi nghĩ anh ta điên rồi,
sớm muộn gì anh ta cũng sẽ phát chán và sẽ không làm nên trò trống gì cả.
Nhưng tôi đã không tính đến 20% đỉnh năng lực của anh. Jamie rất đam mê
hai lĩnh vực: truyền thông và Internet. Vào đầu những năm 1990, anh bảo
tôi rằng trong tương lai, Internet sẽ trở nên rất quan trọng đối với kinh
doanh (và lúc đó tôi đã không tin anh ta). Khi anh tham gia BBC, mục tiêu
của anh – vốn không liên quan gì với công việc của anh tại đó – là đưa nội
dung của BBC lên mạng để mọi người có thể xem trực tuyến.
“Có lẽ tôi vào khoảng thứ 105 trong hệ thống cấp bậc quản lý của
BBC”, anh bảo tôi, “nhưng tôi biết John Birt, Tổng Giám đốc, cũng là một
con người sáng tạo, còn tôi thì có ý tưởng. Chuyện gì xảy ra nếu tôi có thể
tổ chức một chuyến đi cho ông ta đến Thung lũng Silicon và Seattle, gặp gỡ
những con người luôn luôn chuyển động tại đó, và khiến ông ta cảm thấy
thú vị với những viễn cảnh mới?”. Và Jamie không chỉ thành công trong