chối từ và kết thúc vào thứ hai”.
Chẳng thấy trả lời gì cả, cho nên còn chuyện nghỉ ngày thứ hai thì dễ ợt.
“Thứ hai con cũng xin loại nốt”.
Bây giờ thì tôi nghỉ bảy ngày trong một tuần. Tôi lấy làm hãnh diện về
cuộc nổi loạn của mình. (L’Homme révolté, Albert Camus, nhà văn, 1913 -
1960). Tuy vậy, sau một thời gian tôi nhận ra rằng, một tuần chỉ có bảy ngày,
cho nên trong tuần tôi không thể nghỉ hơn bảy ngày được. Tôi nghĩ bụng, hạn
chế tự do của mình như thế là không có được. Tôi bèn đánh điện lên Đức
Chúa Trời: “Xin tạo ngay cho con ngày thứ tám”.
Chẳng thấy hồi âm, điều này khiến tôi hoàn toàn tin là Nietzsche có lý
(Friedrich Nietzsche, nhà triết học, 1844 - 1900), làm gì có Đức Chúa Trời.
Có điều, vậy thì ai là người chịu trách nhiệm khi tuần có độc bảy ngày và tôi
chẳng thể có hơn bảy ngày nghỉ trong một tuần? Tôi bèn vớ cái gậy, đoạn ra
rình ở cầu thang. Hễ thấy người láng giềng đi qua là tôi sẽ phang cho ông ta
một gậy.
Phải có ai đó gánh chịu sự thiệt thòi của tôi chứ.
Vườn bách thú
Sau ngày chiến thắng, để cải thiện đời sống tinh thần, tại thị trấn của
chúng tôi đã cho xây dựng một vườn bách thú. Có nào hổ, nào khỉ, nào trăn...
Hổ cho ăn thịt bò, trăn cho ăn thịt thỏ, còn khỉ thì cho ăn chuối. Thịt bò
lấy tại chỗ, thịt thỏ cũng thế, riêng món chuối thì đi lĩnh tận thị xã.
Song le, bởi nền kinh tế đang gặp khó khăn tạm thời nên bây giờ thịt bò
phải đi lấy trên thị xã, thịt thỏ vẫn tại chỗ, còn chuối thì phải đi lĩnh tận Thủ
đô, có áp tải đặc biệt.
Chúng tôi, nhân viên vườn bách thú, có bổn phận nuôi vợ, nuôi con. Bởi
vậy bèn tính chuyện cho hổ chuyển sang ăn dồi tấm mạch, trăn cho ăn ếch,