CÔNG CHÚA BARI - Trang 4

Vài dòng cùng bạn đọc

“Công chúa Bari” chính là tác phẩm văn học đầu tiên tôi được tiếp xúc

khi bước chân sang Hàn Quốc bắt đầu cuộc sống mới của mình.

Ở một nơi không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, không gia đình, bạn bè,

người thân đồng thời là điểm tựa duy nhất của tôi trong môi trường hoàn
toàn xa lạ chính là người chồng bản địa, dùng chung ngôn ngữ nhưng không
cùng điểm xuất phát, phong tục tập quán. Nói rộng hơn là không cùng chung
nền tảng văn hóa, đó là cả một thử thách vô cùng gian nan. Trong hoàn cảnh
ấy, nếu không có lòng can đảm, ý chí tự vươn lên cùng với sự giúp đỡ của
chồng, gia đình chồng và người bản địa thì tôi khó lòng vượt qua được.

Thời điểm đó, như một nhân duyên, “Công chúa Bari” đã đến với tôi và

tuồng như có một sức hút rất lớn khiến tôi hồi hộp theo dõi hành trình đầy
gian nan và đau thương của cô từ Jeong Jin Bắc Hàn tới Trung Quốc, từ
Trung Quốc tới nước Anh với một sự đồng cảm sâu sắc. Mỗi miền đất cô
neo lại đều được thể hiện rất rõ dưới nét bút tài hoa của nhà văn Hwang
Sok-Yong, được miêu tả vô cùng sinh động và phong phú bằng chính trải
nghiệm thực tế của tác giả.

Bạn sẽ không thể tưởng tượng được bên cạnh sự phát triển nhảy vọt bằng

“Kì tích sông Hàn” của Hàn Quốc những năm 1980, 1990 với những vòng
hào quang sáng chói, đem lại cho người dân Hàn Quốc một cuộc sống ấm no
viên mãn sánh ngang tầm với những cường quốc, thoát khỏi nỗi ám ảnh của
thời kì huynh đệ tương tàn những năm 1950 thì Bắc Hàn - người anh em
ruột thịt của Hàn Quốc - lại lâm vào cảnh cháy rừng, lũ lụt và nạn đói triền
miên, khiến thây người chất đầy đường và những cái xác trôi sông không
còn ai đủ sức vớt lên chôn cất. Số phận người dân trở nên mong manh như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.