ngọn đèn trước gió, không biết tai họa ập xuống khi nào và không hề có bất
kì một sự hỗ trợ, bảo hộ nào.
Lưu lạc sang Trung Quốc, số phận của Bari một lần nữa lại xoay vần với
những bất an, nguy hiểm của một cuộc đời lưu vong nơi đất khách quê
người. Tuy nhiên nơi đó cũng không thể bảo vệ và che chở cho cô để rồi cô
lại phải vượt biển, trải qua một cuộc hành trình kinh hoàng đến bên kia bán
cầu và bắt đầu những chuỗi ngày gian nan không dứt.
Tác giả đã mượn tác phẩm thần thoại “Công chúa Bari” với thủ pháp nghệ
thuật đan xen giữa hiện thực và hư ảo để thể hiện hiện thực một cách sống
động và vô cùng phong phú. Tác phẩm mở ra một chương sử thi mới vượt
lên trên tất cả chiến tranh và ranh giới, nhân chủng và tôn giáo, thế giới hiện
tại và thế giới tâm linh, văn hóa và hệ thống tư tưởng để mổ xẻ bóng tối của
chủ nghĩa tân tự do, để tha thứ, cứu rỗi cho những linh hồn và con người
chịu nhiều đau thương, bất hạnh.
Như đã đề cập ở phần đầu, cuốn sách đến với tôi như một nhân duyên,
giúp tôi có thêm nhiều can đảm, mạnh mẽ để hòa nhập với đời sống mới,
nền văn hóa mới vốn không ít những định kiến, và cái nhìn thiếu thiện cảm
dành cho các cô dâu đến từ đất nước khác. Và chồng tôi chính là người đã
hỗ trợ tôi một cách đắc lực trong suốt quá trình tôi dịch cuốn sách này. Anh
giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống của con người Hàn Quốc không
chỉ trong đời sống thường ngày mà còn trong cả những trang sách tràn đầy
tính nhân văn của tác giả Hwang Sok-Yong.
ĐINH THỊ KIỀU OANH
(Cựu Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc 2010-2013)