Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống, tựa hồ như một lời quảng
cáo “Bạn đã sống dở trong cuộc sống ư? Vậy với chúng tôi, bạn sẽ chết
thành công!” Nhưng trong tác phẩm của mình Jean Teulé đã rất thành công.
Chết và đặc biệt là tự sát, những câu nói và hành động này dường như là
cấm kỵ trong xã hội chúng ta và không ai dám nhắc đến. Trong tác phẩm,
điểm phán xét thường đặt ra rất sơ sài một cách cố ý… và nó ngay lập tức
đã khiến chúng ta phá lên cười, đúng là chẳng có gì mang màu xanh hòa
bình êm ả trong cửa hàng này cả, ngược lại là khác, nhưng chúng ta chỉ có
thể bật cười trước những con số đánh dấu thứ tự các dụng cụ để có thể tự
hủy hoại cuộc sống của mình, từ chiếc dây thừng bện bằng tay cho thật chắc
đến món cốc-tai pha độc dược, rồi đến quả táo chứa chất cyanure hay trọn
bộ kimono với thanh bảo kiếm dành cho một buổi hara-kiri truyền thống
của Nhật Bản! Tất cả những phương tiện này được doanh nghiệp Tuvache
gợi ý và cố vấn kiểu chết thật phù hợp cho mỗi khách hàng của mình. Họ
thường thủ thỉ hỏi khách hàng có chuyện gì muộn phiền để đưa ra dụng cụ
thích hợp… Một quy định vàng của cửa hàng: không bao giờ được chào
“tạm biệt” với khách hàng mà phải nói “vĩnh biệt”.
Trong gia đình doanh nghiệp điển hình này có năm dạng nhân vật: cha
mẹ, những nhà chuyên môn, kỹ thuật viên, thương gia. Đứa con đầu lòng,
trầm cảm kinh niên nhưng cực kỳ “sáng tạo” trong vị trí được đảm nhiệm,
đứa con gái, hình mẫu lý tưởng của tuổi vị thành niên có tâm hồn xáo trộn
dễ xúc động, và cậu con út cuối cùng, một viên cát thực sự trong ngành
thương mại ủ dột này: Cậu bé nhìn đâu cũng toàn thấy màu hồng, đó là một
đứa trẻ lạc quan muôn thuở, chính nó sẽ không ngừng đưa hạt cát lạc quan
của mình vào trong công việc bán buôn của cha mẹ để dần dần giúp họ
khuynh gia bạn sản trong ngành này.
Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống là một tiếng cười sảng khoái
thực sự, giúp chúng ta quên đi những lo toan, những bấn loạn mỗi khi gặp
trắc trở trong cuộc sống hàng ngày.