Ghêpêu (Guépéou), tổ chức công an mật vụ dưới thời Stalin, tiền thân của
NKVD cho đến năm 1934.
Iagođa (Iagoda), 1891-1938, vào đảng năm 1907. Một trách nhiệm (lãnh
đạo?) của Tchéka (công an chính trị) năm 1920. Bộ trưởng Nội Vụ năm
1934. Bị cách chức năm 1937, bị kết án tử hình và trảm quyết trong vụ án
Matxcơva năm 1938.
Ibêrich (Ibérique), chỉ bán đảo ở Tây Nam Âu Châu gồm Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha.
Jdanôp (Jdanov Andrei), 1896-1948, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CS Liên
Xô (1939), lãnh đạo chính sách văn hóa dưới thời Slalin. Ông là người đã
nêu ra quan niệm “Văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
Kamênep (Kamevev Lev), 1883-1936, đồng chí thân tín của Lênin, ủy
viên Bộ Chính Trị (1919-1925) bị Stalin kết án và xử tử 1936 (vụ án
Matxcơva). Phục hồi năm 1988.
Kenlô (Kellog Frank), 1856-1937, ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng
Thống Coolidge (1927-1929), cùng ngoại trưởng Pháp Aristide Briand chủ
trương hiệp ước khước từ chiến tranh (Hòa ước Briand-Kellog) năm 1928.
Kêrenski (Kerenski Alexandre Fidorovitch), 1881-1970, đảng Xã Hội
Cách Mạng, chủ tịch Chánh Phủ Lâm Thời tại Nga 1-7-1917 sau cách
mạng Tháng hai và bị Cách mạng Tháng mười lật đổ.
Kirốp (Kirov S.M. Kostrikov), 1888-1934, một lãnh đạo Cộng sản thân tín
của Stalin. Cuộc đại hội nghị XVII (tháng 3-1934) bầu cử ban T.U. Đảng,
trong đó Stalin đứng đầu rồi đến Kirốp. Nhưng trong thực tế Stalin kém
phiếu Kirốp rất xa. Ông Kaganovich trách nhiệm tổ chức đại hội nghị, sợ
đại hội kiểm soát thùng phiếu, đã ra lệnh đốt hết số phiếu trong thùng, rồi