Tuy nhiên, cũng phải chỉ ra rằng, các nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp của
thế kỉ XVIII này hầu như vẫn chưa có liên hệ gì mấy đối với sự bành
trướng quá mức vào những hiện tượng xã hội của những phương pháp tư
duy duy khoa học, những phương pháp mà sau này đã trở thành điểm đặc
trưng của ngôi trường đó - có lẽ chỉ trừ một số những tư tưởng nhất định
của Turgot về triết học lịch sử và một số những gợi ý cuối cùng của
Condorcet. Tuy nhiên không ai trong số họ từng nghi ngờ về tính xác đáng
của phương pháp trừu tượng và đặt giả thuyết trong việc nghiên cứu các
hiện tượng xã hội và tất cả họ đều là những người kiên định theo chủ nghĩa
cá nhân. Sẽ là một điều đặc biệt thú vị khi biết rằng Turgot, giống như
David Hume, cùng một lúc là một trong những người sáng lập ra cả chủ
nghĩa thực chứng và lí thuyết kinh tế trừu tượng; và sau này người ta đã sử
dụng chính chủ nghĩa thực chứng để phản bác lại lí thuyết kinh tế trừu
tượng. Tuy nhiên ở một vài khía cạnh nào đó, hầu hết những người này đều
đã không chủ tâm khởi xướng những luồng tư tưởng có khả năng tạo ra
những sự nhìn nhận các vấn đề xã hội khác biệt so với cách nhìn nhận của
chính bản thân họ.
Điều này đặc biệt đúng đối với Condorcet. Là một nhà toán học giống
như d’Alembert và Lagrange, ông ta tuyệt đối tin tưởng vào lí thuyết cũng
như thực tiễn chính trị. Và mặc dù cuối cùng ông ta đã hiểu ra rằng “chỉ
một mình sự suy ngẫm thôi có lẽ cũng đã đủ để dẫn chúng ta đến những
chân lí chung trong khoa học về con người”, thì ông ta không những chỉ
mong muốn rằng điều này [sự suy ngẫm] cần được bổ sung thêm bằng việc
quan sát rộng rãi mà đôi khi còn quả quyết cứ như thể rằng phương pháp
của các ngành khoa học tự nhiên là phương pháp thỏa đáng duy nhất để
giải quyết các vấn đề xã hội. Chính khao khát muốn áp dụng ngành toán
học sở trường của bản thân, đặc biệt là những phép tính xác suất mới được
phát triển, vào lĩnh vực quan tâm thứ hai của mình đã khiến ông bỏ ngày
càng nhiều công sức vào việc nghiên cứu những hiện tượng xã hội mà sẽ
được quan sát và đo lường một cách khách quan
. Đầu năm 1783, trong
bài diễn thuyết của mình tại buổi lễ kết nạp vào viện hàn lâm, ông đã đưa ra