Clairault, d’Alembert và Euler, những nhà toán học lỗi lạc nhất của thời kì
đó, Newton đã nhanh chóng tìm ra những người kế tục xứng đáng, những
người đến lượt mình lại được tiếp bước bởi những nhà khoa học cũng
không kém phần xuất sắc, Lagrange và Laplace. Và với Lavoisier, người
không chỉ sáng lập ra hóa học hiện đại mà còn là một nhà sinh lí học vĩ đại,
cũng như Buffon trong ngành sinh học, nhưng ở một mức độ kém xuất sắc
hơn, nước Pháp đã bắt đầu nắm giữ vị trí tiên phong trong tất cả những lĩnh
vực quan trọng của khoa học tự nhiên.
Bộ Encyciopaedie [Bách khoa toàn thư] là một cố gắng vĩ đại nhằm tập
hợp và phổ biến những thành tựu của khoa học hiện đại và bài “Discours
préliminaire” (1754) [Dẫn luận (cho bộ “Bách khoa toàn thư”)], phần đóng
góp to lớn của d’Alembert trong bộ Bách khoa, nơi ông đã thể hiện những
cố gắng nhằm phát hiện ra nguồn gốc, sự phát triển và những mối quan hệ
của vô số các ngành khoa học khác nhau, có thể được xem như là Lời giới
thiệu của không chỉ riêng bộ Bách khoa mà còn là của cả một thời kì. Nhà
toán học và vật lí lỗi lạc này đã cống hiến rất nhiều trong việc đặt nền
móng cho một cuộc cách mạng trong cơ học, và chính nhờ nền móng ấy mà
đến cuối thế kỉ, học trò của ông, Lagrange, cuối cùng đã giải phóng ngành
cơ học khỏi những quan niệm siêu hình và trình bày lại toàn bộ ngành khoa
học này đơn thuần bằng cách miêu tả những quy luật chi phối các tác động,
loại bỏ tất cả những nguyên nhân tối hậu và những thế lực vô hình
.
Không có một bước tiến riêng lẻ nào trong khoa học lại biểu tả được rõ rệt
xu hướng chuyển động của khoa học thời kì này, hoặc có ảnh hưởng rộng
lớn hơn hay mang tầm quan trọng biểu trưng hơn [so với đóng góp của
d’Alembert].
Tuy thế, trong khi đóng góp này vẫn đang từng bước đặt nền móng cho
một lĩnh vực mà trong đó nó có hình hài rõ ràng nhất, thì xu hướng chung
mà nó thể hiện đã được phát hiện và miêu tả bởi Turgot, người cùng thời
với d’Alembert. Trong những bài diễn thuyết kiệt xuất của chàng thanh
niên 23 tuổi này tại lễ khai mạc và bế mạc ở Sorbonne năm 1750 và trong
bản phác thảo của bài Discourse on Universal History [Thuyết trình về lịch