III
Không chỉ ở bậc giáo dục trung học mà thậm chí ở cả những bậc giáo
dục cao hơn, Công ước Cách mạng (Revolutionary Convention) đã tạo ra
một loại trường viện mới, loại được thành lập có tính trường tồn và trở
thành một khuôn mẫu được cả thế giới áp dụng: École Polytechnique. Các
cuộc chiến tranh xảy ra trong Cuộc cách mạng và sự giúp đỡ của các nhà
khoa học trong việc tạo ra những chất liệu quan trọng
đã khiến cho nhu
cầu phải có những kĩ sư được đào tạo, và ban đầu là cho các mục đích quân
sự, được đánh giá cao. Tuy nhiên, tiến bộ công nghiệp cũng đã tạo ra sự
quan tâm mới đối với máy móc. Tiến bộ khoa học và công nghệ đã tạo ra
một hứng thú rộng lớn đối với các nghiên cứu về công nghệ, sự hứng thú
được thể hiện rõ trong việc thành lập các hội như Association
philotechnique [Hội truyền bá nghệ thuật và khoa học] và Société
polytechnique [Hiệp hội những nhà kĩ thuật]. Giáo dục kĩ thuật bậc cao hơn
sau đó vẫn chỉ được dạy hạn chế trong các trường chuyên ngành như Ecole
des Ponts et Chaussés [Trường Đại học Cầu đường] và nhiều trường quân
sự. G.Monge, người khai sinh ra hình học họa pháp (descriptive geometry),
tư lệnh hải quân trong Cuộc cách mạng, và sau này là bạn của Napoléon, đã
từng giảng dạy trong một trường quân sự. Ông ta ủng hộ ý tưởng thành lập
một ngôi trường lớn riêng biệt, tại đó tất cả các lớp kĩ sư sẽ được đào tạo
những bộ môn chung mà họ đều cần
. Ông ta đã trao đổi ý tưởng đó với
Lazare Carnot, “nhà tổ chức của chiến thắng”, học trò cũ của ông ta, người
không phải là một nhà vật lí học hay một kĩ sư
. Hai con người này đã
“đào móng” xây dựng ngôi trường mới vào năm 1794. Đó là École
Polytechnique mới (đi ngược lại với lời khuyên của Laplace), chủ yếu dành
cho các ngành khoa học ứng dụng - trái với École Normale [Trường Đại
học Tổng hợp], được thành lập cùng thời gian, chủ yếu giảng dạy lí thuyết -