CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 165

muốn lập kế hoạch cho cuộc sống theo những phương pháp khoa học đều
được trình bày. Đôi lúc ai đó có thể tin rằng anh ta đang đọc một cuốn sách
đương đại của H. G. Wells, Lewis Mumford hoặc Otto Neurath. Những lời
phê phán cũng không bỏ sót những khủng hoảng trí tuệ, hỗn loạn đạo đức,
cần phải được vượt qua bằng việc áp đặt một tín ngưỡng khoa học mới.
Quả thực cuốn sách, hơn cả Lettres d’un habitant de Genève, xứng đáng là
tài liệu đầu tiên và quan trọng nhất của cái phong trào mà Bonald, kẻ phản
bội phong trào, gọi là “cuộc cách mạng ngược trong khoa học”

[141]

. Cái tên

này về sau được nhìn nhận là biểu đạt cởi mở hơn cái mong muốn công
khai của Saint-Simon là “chấm dứt cuộc cách mạng” bằng việc tổ chức lại
xã hội một cách có chủ ý. Đây chính là điểm khởi đầu của chủ nghĩa thực
chứng hiện đại và chủ nghĩa xã hội hiện đại, cái đã khiến cả hai trở thành
những phong trào hoàn toàn phản tiến bộ và độc đoán.

Phần giới thiệu, đã được Saint-Simon gửi cho các nhà khoa học đồng

nghiệp, không được xuất bản mà chỉ in một vài bản để phân phát cho các
thành viên của Institut, Mặc dù các nhà khoa học lớn không quan tâm lắm
đến tác phẩm của Saint-Simon, song ông vẫn tiếp tục đề nghị một vài người
trong số họ hỗ trợ góp ý cho các tác phẩm nhỏ hơn mang đặc điểm tương
tự. Chúng ta có thể bỏ qua vô số các bài viết nhỏ mà Saint-Simon viết trong
những năm tiếp theo, chủ yếu đề cập đến kế hoạch xây dựng một bộ bách
khoa. Chúng tôi nhận ra chứng bệnh lo sợ bị ngược đãi đặc trưng ngày càng
gia tăng trong verkannte Genie - nhà tiên tri hoang tưởng - trong thời gian
này. Điều này được biểu lộ qua sự lăng mạ quá khích đối với Laplace,
người trước đây vốn rất được Saint-Simon ngưỡng mộ, nhưng hiện nay bị
ông nghi ngờ là người phải chịu trách nhiệm cho việc ông ta bị thờ ơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.