bày tỏ niềm hi vọng ngây thơ rằng “đối với ông, Hegel dường như là người
Đức có khả năng phát triển triết học thực chứng tốt nhất”.
Như tôi đã nói, có rất nhiều các nghiên cứu sau này chỉ ra những nét
tương tự giữa hai người. Tuy nhiên, mặc dù những tác phẩm được biết đến
rộng rãi như Philosophy of History [Triết học lịch sử] của R. Flint và
History of European Thought [Lịch sử tư tưởng châu Âu] của J. T. Merz, và
những học giả nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Alfred
Fouillée, Émile Meyerson, Thomas Wittaker, Ernst Troeltsch và Eduard
Spranger đều có bình luận hay bàn luận về điều này - còn nhiều người khác
nữa mà tôi đành phải đề cập đến tên của họ trong phần chú thích
- thì
hầu như chúng ta vẫn còn chưa thấy những nỗ lực tìm hiểu một cách có hệ
thống những nét giống nhau này giữa Comte và Hegel. Ở đây, tôi cũng nên
nhắc tới công trình của Friedrich Dittmann so sánh các triết luận về lịch sử
giữa Comte và Hegel, tác phẩm mà tôi sẽ khai thác ở một vài góc độ.