CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 286

được nhận ra là trong tác phẩm này là Stein đã dự báo phần lớn các lí
thuyết lịch sử của Karl Marx

[307]

. Điều này càng trở nên ý nghĩa hơn khi

chúng ta thấy rằng một người khác, Jules Lechevalier người Pháp, người
mà sau này được nhìn nhận như là một tiền nhân của Karl Marx, chính là
một môn đồ cũ của Saint-Simon và trên thực tế đã từng theo học Hegel ở
Berlin

[308]

. Ông ta đã đi trước Stein mười năm, nhưng trong một thời gian

vẫn là một nhân vật bị cô lập ở Pháp. Nhưng tại Đức, chủ nghĩa thực chứng
Hegel, nếu tôi có thể gọi nó như vậy, trở thành một xu hướng tư tưởng
thịnh hành. Chính trong bầu không khí này mà Karl Marx và Friedrich
Engels đã hình thành nên những lí thuyết lịch sử rất nổi tiếng của họ. Dù là
những lí thuyết này phần nhiều theo ngôn ngữ của Hegel nhưng tôi tin rằng
chúng mang ơn Saint-Simon và Comte nhiều hơn mức người đời nhìn
nhận

[309]

. Và chính những nét tương đồng mà tôi vừa phân tích đã giúp họ

có thể dễ dàng vận dụng ngôn ngữ của Hegel để trình bày một lí thuyết mà,
như chính Marx nói, xét trên một số khía cạnh nào đó, đã đảo ngược Hegel.

Có lẽ cũng không phải là một sự tình cờ khi mà gần như vào cùng một

thời điểm, trong các năm 1841 và 1843, có hai người tiếp cận việc nghiên
cứu xã hội theo hướng gần với phương pháp của khoa học tự nhiên hơn là
với phương pháp của Hegel. Đó là Friedrich List và Wilhelm Roscher,
những người đã khởi lập truyền thống duy sử luận trong kinh tế học, cái
truyền thống chẳng mấy chốc trở thành mô hình để các ngành khoa học xã
hội khác hăng hái đi theo. Chính trong mười lăm năm hay hai mươi năm
sau cái năm 1842 ấy

[310]

, các ý tưởng này đã phát triển và lan rộng, nhờ thế

nước Đức lần đầu tiên đạt được vị trí dẫn đầu trong khoa học xã hội; và
trong một giới hạn nào đó, thông qua việc tái xuất khẩu từ Đức (cho dù
cũng có một phần từ Anh thông qua Mill và Buckle) mà những nhà sử học
và xã hội học Pháp như Taine và Durkheim đã làm quen với xu thế thực
chứng song song với việc đón nhận chủ nghĩa Hegel.

Chính dưới ngọn cờ của duy sử luận phát sinh từ Đức này mà trong nửa

sau của thế kỉ XIX đã diễn ra một cuộc tấn công quy mô lớn vào lí thuyết
xã hội dựa trên chủ nghĩa cá nhân; nó đã khiến cho những nền móng của xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.