duy lí nào đó, với tôi nó có vẻ là kết quả của một chủ nghĩa duy lí bị hiểu
nhầm, đứng hơn phải gọi là chủ nghĩa duy trí tuệ - một dạng chủ nghĩa duy
lí đã thất bại trong nhiệm vụ quan trọng nhất của nó, đó là nhận ra những
giới hạn của những điều mà lí tính có ý thức của cá nhân có thể đạt tới.
Đáng chú ý là cả Hegel và Comte đều thất bại trong việc làm sáng tỏ
bằng cách nào sự tương tác giữạ nỗ lực của các cá nhân lại có thể tạo ra
điều gì đó lớn hơn những gì các cá nhân đó biết. Trong khi Adam Smith và
các nhà cá nhân chủ nghĩa Scotland vĩ đại khác của thế kỉ XVIII - ngay cả
khi họ nói về “bàn tay vô hình” - đã đưa ra cách giải thích cho vấn đề này,
tất cả những gì Hegel và Comte đưa ra cho chúng ta lại là một thế lực cứu
cánh huyền bí (mysterious teleological force). Và trong khi chủ nghĩa cá
nhân thế kỉ XVIII, vốn thực sự khiêm tốn trong tham vọng của nó, hướng
đến việc thấu hiểu càng kĩ càng tốt những nguyên lí làm cho các nỗ lực cá
nhân kết hợp với nhau nhằm tạo ra một nền văn minh có khả năng nhận
biết được các điều kiện thuận lợi nhất để giúp nó tiếp tục phát triển, thì cả
Hegel và Comte lại trở thành nguồn gốc chủ yếu của sự ngạo mạn của chủ
nghĩa tập thể vốn hướng đến việc “định hướng có ý thức” cho mọi lực
lượng xã hội.