CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 113

thuật ngữ phổ quát, nó sẽ đề cập tới những điều đôi khi được gọi là “logic
các sự kiện”, nó sẽ bỏ qua rất nhiều thứ quan trọng đối với một trường hợp
lịch sử đơn lẻ, và nó sẽ quan tâm tói sự phụ thuộc lẫn nhau của các bộ phận
trong hiện tượng mà thậm chí không cần phải giống hệt như cái trình tự
chúng đã xuất hiện. Tóm lại, đó không phải lịch sử, mà là lí thuyết xã hội
theo phương pháp compozit.

Có một khía cạnh thú vị trong vấn đề này nhưng lại ít khi được đánh giá

đúng, đó là: chỉ nhờ phương pháp theo cá thể luận hay compozit chúng ta
mới có thể làm cho những cụm từ dùng để chỉ các quá trình và hệ thống tổ
chức xã hội, vốn đã bị lạm dụng quá nhiều, mang một nghĩa xác định, theo
đó chúng luôn là cái gì đó “hơn” cái “đơn thuần chỉ là tổng” các bộ phận
của chúng; và chỉ nhờ phương pháp này chúng ta mới có thể hiểu cấu trúc
các mối quan hệ giữa các cá nhân xuất hiện như thế nào để các nỗ lực
chung của họ có thể thu được kết quả mong muốn mà không một cá nhân
đơn lẻ nào có thể lập kế hoạch hay đoán trước được. Trái lại, người theo tập
thể luận - người từ chối giải thích các tổng thể theo cách bám một cách có
hệ thống vào những tương tác giữa các nỗ lực cá nhân, và người tuyên bố
có thể trực tiếp nhận thức thấu đáo các tổng thể xã hội như nó vốn có -
không bao giờ có thể xác định chính xác đặc điểm của những tổng thể này
hay cách thức chúng hoạt động, và thường bị đẩy đến phải hình dung
những tổng thể này theo mô hình của một tâm trí cá nhân.

Vẫn còn đó một nghịch lí đáng kể, một nhược điểm cố hữu rất đáng lưu

ý trong những lí thuyết theo tập thể luận. Đó là, từ việc khẳng định xã hội,
theo một nghĩa nhất định nào đó, lớn hơn nhiều việc tổng gộp một cách đơn
thuần tất cả các cá nhân lại, những người trung thành với các lí thuyết theo
tập thể luận thường nhảy cóc sang luận đề, rằng để bảo vệ được sự thống
nhất của thực thể lớn hơn này, nó phải chịu sự giám sát có chủ ý, tức là cuối
cùng vẫn phải chịu sự quản lí của một tâm trí cá nhân. Kết quả là, trong
thực tiễn, lí thuyết gia theo tập thể luận thường tán dương lí tính cá nhân và
đòi hỏi tất cả những lực lượng trong xã hội phải chịu sự chỉ huy của một trí
tuệ cao siêu duy nhất, và ngược lại, lí thuyết gia theo cá thể luận là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.