kim thuật”. Các nhà sinh lí học có đủ khả năng trong trường hợp đầu tiên vì
“bản thân chúng ta là những cơ thể có tổ chức; còn nữa là xem xét các quan
hệ xã hội của chúng ta như một hiện tượng sinh lí mà tôi đã có dự định
trình bày vói các bạn”.
Nhưng bản thân các nhà sinh lí học vẫn chưa hội tụ đủ cơ sở khoa học.
Họ vẫn phải khám phá làm thế nào môn khoa học của họ có thể đạt tới độ
hoàn hảo như của thiên văn học bằng cách dựa trên chính nó theo một quy
luật đơn giản mà Chúa đã phủ lên vạn vật: quy luật tổng quát về lực hấp
dẫn
. Đây sẽ là nhiệm vụ của Hội đồng Newton bằng cách sử dụng
quyền năng thiêng liêng để khiến mọi người hiểu được quy luật này. Tuy
nhiên, nhiệm vụ này còn đi xa hơn thế. Nó không những chỉ phải xác nhận
quyền của những thiên tài, các nhà khoa học, các nghệ sĩ và tất cả những
người có quan điểm tự do; nó còn phải dung hòa giai cấp thứ hai là giai cấp
hữu sản với giai cấp thứ ba là giai cấp vô sản, những người mà Saint-Simon
coi như là những người bạn, những người mà ông cho rằng sẽ chấp nhận đề
xuất này, coi đấy là cách duy nhất để ngăn ngừa “cuộc đấu tranh luôn tồn
tại giữa hai giai cấp vì bản chất cố hữu của nó”.
Tất cả những điều này đã được chính Chúa Trời truyền đạt đến Saint-
Simon. Thông qua nhà tiên tri của Người, Chúa Trời thông báo rằng Người
đã coi Newton là người của Mình và giao cho ông nhiệm vụ khai sáng cho
những cư dân ở khắp các hành tinh. Lời chú dẫn này có trong một đoạn nổi
tiếng và trở thành nội dung chủ đạo của chủ nghĩa Saint-Simon về sau: “Tất
cả mọi người đều làm việc; họ tự coi mình là những người lao động gắn
liền với một phân xưởng, nỗ lực của họ được chỉ đạo để hướng dẫn trí tuệ
con người theo viễn tượng siêu phàm của tôi. Hội đồng Newton tối cao sẽ
hướng dẫn họ làm việc”
. Saint-Simon không lo ngại về những biện
pháp sẽ được sử dụng để làm cho những chỉ dẫn của cơ quan lập kế hoạch
trung ương có hiệu lực: “Bất cứ người nào không tuân theo mệnh lệnh sẽ bị
những người khác đối xử như súc vật”
.
Chúng tôi đã phải cố gắng sắp xếp một cách có trật tự những khái niệm
rời rạc, không mạch lạc và lộn xộn mà Saint-Simon đã trình bày trong cuốn