CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 173

I

Điều ngạc nhiên hơn cả trong sự nghiệp của Saint-Simon là cho đến cuối

cuộc đời ông vẫn có sức hấp dẫn lớn lao đối với những người trẻ tuổi, một
số trong những người này thông tuệ hơn ông về tri thức, nhưng trong nhiều
năm lại chấp nhận làm thư kí cho ông, coi ông là người lãnh đạo của mình
và làm cho các tư tưởng vung vãi của ông trở nên mạch lạc và có trật tự, và
chấp nhận sự ảnh hưởng chi phối của ông cho toàn bộ sự nghiệp học thuật
của mình. Điều này không đâu đúng hơn trường hợp của Auguste Comte,
người mà bất kể về cuối cuộc đời đã than thở về “cái ảnh hưởng cá nhân
đáng tiếc đã làm lu mờ những nỗ lực ban đầu của tôi” hay về người “nghệ
sĩ tung hứng khốn cùng”, thì những lời này cũng là dành để nói về Saint-
Simon

[149]

.

Thật là cố gắng vô ích khi muốn phân biệt rõ ràng phần nào trong công

trình suốt giai đoạn bảy năm mà họ đã hợp tác với nhau là của Saint-Simon
hay của Comte - đặc biệt là khi dường như trong các cuộc nói chuyện thì
Saint-Simon hào hứng và truyền cảm hơn trong các trang viết của mình.
Một vài sử gia luôn cho rằng các tác phẩm đề tên của Saint-Simon nhưng
được cho là được Comte viết chứa đựng thuần túy các tư tường của Saint-
Simon, trong khi những người khác cố gắng chứng minh sự độc lập hoàn
toàn về tư tưởng của Comte. Vì có quá nhiều sự mập mờ về quan hệ trí tuệ
thực sự giữa hai người, nên chúng ta phải cẩn thận đối với vấn đề mà bản
thân nó có lẽ chẳng quan trọng đến vậy.

Vào tháng Tám năm 1817, ở tuổi 19, Auguste Comte được Saint-Simon

giao phó làm thư kí cho mình. Chàng trai trẻ bị đuổi học khỏi École
Polytechnique
khi chỉ còn độ khoảng hơn một năm nữa là tốt nghiệp, sau
một thời gian học hành xuất sắc và gần như trước kì thi cuối cùng, vì tội
danh là người cầm đầu trong một vụ chống đối. Kể từ đó, ông kiếm sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.