CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 174

như là một gia sư dạy toán, đồng thờỉ chuẩn bị cho một sự bổ nhiệm tại Mĩ,
cái điều sau đó đã không thành hiện thực, và đã dịch một quyển sách giáo
khoa về hình học từ tiếng Anh. Trong suốt thời gian đó, ông cũng miệt mài
tìm đọc các tác phẩm của Lagrange và Monge, của Montesquieu và
Condorcet và gần hơn nữa bắt đầu say mê kinh tế chính trị.

Điều này có lẽ đủ để Saint-Simon, người đang ao ước phát triển “khoa

học về sản xuất” của mình, thỏa mãn để kéo Auguste viết những phần tiếp
theo của cuốn L’Industrie

[150]

. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, người học trò mới

có thể viết trong khoảng thời gian độ ba hay bốn tháng cả bốn phần của
quyển thứ ba, và phần đầu tiên và duy nhất của quyển thứ tư của ấn phẩm
đó trong khi vẫn là thư kí được trả lương của Saint-Simon.

Về tổng thể thì đóng góp của ông chỉ là sự phát triển các học thuyết của

người thầy mới của mình mà ông, với vai trò là một cậu học trò, đã đẩy
chúng tiến nhanh hơn tới các kết luận logic của chúng. Quyển thứ ba phần
lớn viết về các vấn đề của triết học về lịch sử, sự chuyển đổi dần dần từ
thời kì đa thần sang một kỉ nguyên thực chứng, từ chế độ quân chủ chuyên
chế qua các bước quá độ của một quốc gia tự do có quốc hội cho đến thời
kì xã hội được tổ chức hoàn toàn mới bằng thực chứng, và trên hết, từ các
nguyên lí đạo đức “thiên đàng” cũ sang các nguyên lí đạo đức địa đàng và
thực chứng hoàn toàn mới. Chỉ đến bây giờ chúng ta mới có thể quan sát
được những sự chuyển đổi này bởi vì chúng ta đã nắm bắt được các quy
luật điều chỉnh chúng

[151]

. Tất cả các thể chế tồn tại trong bất cứ thời gian

nào, tất cả các thể chế xuất phát từ triết lí cai trị xã hội, đều có giá trị tương
đối của chúng. Và như là lời báo trước về một trong những đặc điểm chính
của triết học của ông sau này, Comte tóm tắt nội dung tác phẩm ban đầu
này chỉ trong một câu như sau này ông xác nhận: “Không có gì tuyệt đối tốt
hay xấu; tất cả đều tương đối, và đây là một lời tuyên bố tuyệt đối [đúng]
duy nhất”

[152]

.

Đối với những người ủng hộ Saint-Simon, các “quan điểm về sở hữu và

luật pháp” trong quyển thứ tư của cuốn L’Industrie gây hoang mang không
kém gì so với sự cổ vũ cho “các nguyên lí đạo đức địa đàng”. Mặc dù nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.