II
Tuy nhiên, Comte tiếp tục cộng tác vói Saint-Simon trong một loạt các tờ
báo mà Saint-Simon làm trong những năm tiếp theo. Niềm say mê của ông
đối với người thầy của mình vẫn không giảm sút. Saint-Simon là “con
người tuyệt vời nhất mà ông biết”, người “đáng yêu mến và kính trọng
nhất”, là người mà ông đã thề duy trì tình bạn bất diệt giữa hai người
.
Trong một nỗ lực ra báo tiếp theo, tờ Politique, Comte đã trở thành đối tác
và cổ đông cùng với Saint-Simon. Đây chỉ là một trong số rất nhiều tờ báo
cổ vũ tự do đã ra đời và chết yểu như nấm trong những ngày đó; nhưng
ngay cả với những quan điểm tự do mạnh mẽ của nó cộng với sự cổ vũ tích
cực của Comte về kinh tế và tự do báo chí cũng chẳng kéo dài tuổi đời của
nó quá năm tháng. Nhưng sau ba tháng đóng cửa, vào tháng Chín năm
1819, với sự ủng hộ của Comte, Saint-Simon mở một tờ báo mới, mang
tính đặc thù hơn
, lấy tên là L’Organisateur - cái tên hơi giống một
chương trình, tập hợp những bài viết có lẽ là nổi bật nhất của Saint-Simon.
Đây chắc chắn là tác phẩm xuất bản đầu tiên của ông thu hút sự chú ý rộng
lớn cả bên trong và bên ngoài nước Pháp và làm ông được biết đến như một
nhà cải cách xã hội.
Điều này có ý nghĩa hơn cả đối với niềm say mê mà ông theo đuổi hết
mình khi viết bài báo nổi tiếng có tiêu đề “Parable” [Câu chuyện giả tưởng]
và chọn làm bài báo mở đầu cho tờ báo mới. Trong bài báo này, Saint-
Simon lần đầu tiên chỉ ra rằng nếu như nước Pháp bỗng nhiên mất đi 50
nhà khoa học đầu ngành trong mỗi lĩnh vực, 50 kĩ sư trưởng, nghệ sĩ, nhà
thơ, nhà sản xuất công nghiệp, nhà kinh doanh ngân hàng và các thợ thủ
công trong mọi lĩnh vực, thì sự sống và nền văn minh của nước Pháp sẽ bị
phá hủy. Sau đó ông đối lập điều này với trường hợp không may tương tự
rơi vào con số tương ứng những người thuộc giai cấp quý tộc, quan chức