nghĩa Saint-Simon chuyển từ giai đoạn triết học sang giai đoạn tôn
giáo
.
Người ta vẫn nói không phải không có lí rằng chủ nghĩa Saint-Simon ra
đời sau khi Saint-Simon đã qua đời. Dù các tác phẩm của Saint-Simon có
giàu ý tưởng đến mấy, ông vẫn chưa bao giờ đạt tới một hệ thống rõ ràng,
mạch lạc. Có lẽ cũng đúng nếu cho rằng chính sự khó hiểu trong các tác
phẩm của Saint-Simon là một trong những động lực lớn nhất thúc đẩy các
môn đồ của ông phát triển sâu hơn nữa các học thuyết của ông. Sự khó hiểu
đó cũng giải thích tại sao tầm quan trọng của những nỗ lực chung của
Saint-Simon và các học trò của ông ít khi được đánh giá đúng mức. Những
người nhận ra tầm quan trọng này có xu hướng tự nhiên là gán cho bản thân
Saint-Simon quá nhiều công trạng. Những người khác, vì nhận ra tầm quan
trọng ấy mà tìm đến nghiên cứu các tác phẩm của chính Saint-Simon, lại
thất vọng bỏ đi. Mặc dù hầu hết các tư tưởng của trường phái này có thể
được tìm thấy đâu đó trong các tác phẩm đã xuất hiện dưới tên của Saint-
Simon
, lực lượng thực sự đã có ảnh hưởng quyết định đến hệ tư tưởng
ở châu Âu là những người theo chủ nghĩa Saint-Simon chứ không phải là
bản thân Saint-Simon. Và chúng ta không bao giờ được phép quên rằng
người vĩ đại nhất trong số những người theo chủ nghĩa Saint-Simon thời kì
đầu, và nhân vật trung gian mà thông qua ông nhiều người theo chủ nghĩa
Saint-Simon đã tiếp thu học thuyết của vị tổ sư
, chính là Auguste
Comte, người, như chúng ta đã biết, vẫn tiếp tục đóng góp cho tờ
Producteur, mặc dù ông không còn là thành viên và đã nhanh chóng cắt đứt
mọi quan hệ với nhóm biên tập.