lại dần bị người ta gọi sai lệch là cách lí giải “duy vật” về lịch sử. Comte,
về điểm này cũng như trong rất nhiều những điểm khác, so với Hegel, có lẽ
gần với Marx hơn, đã đặt nền móng cho sự phát triển này bằng việc nhấn
mạnh đến tầm quan trọng nổi trội của tri thức tự nhiên của chúng ta; và rốt
cuộc, nhận định cơ bản của cái gọi là sự lí giải duy vật (hay đúng hơn,
mang tính công nghệ) về lịch sử đơn giản chỉ là: chính tri thức của chúng ta
về tự nhiên và về những triển vọng công nghệ là cái quyết định sự phát
triển của những lĩnh vực khác. Cái niềm tin rằng tâm trí của một người có
khả năng giải thích được, chính bản thân nó và những quy luật phát triển
trong quá khứ và tương lai của nó - tôi không có đủ điều kiện để giải thích
ở đây tại saọ điều này đối với tội dường như lại chứa đựng một mâu
thuẫn
- là một yếu tố giống nhau cốt tủy giữa hai người, là điều chính
yếu được Marx chắt lọc từ Hegel và Comte, và rồi lại được các môn đồ của
Marx tiếp nhận.
Quan niệm về những quy luật về sự tiếp nối nhau của những giai đoạn
riêng biệt trong quá trình phát triển củạ tâm trí con người nói chung và
trong tất cả những hình thức biểu hiện và cụ thể hóa của nó nói riêng hiển
nhiên ngụ ý rằng chúng ta có thể nắm bắt được những tổng thể hay những
tập thể này một cách trực tiếp giống như những cá thể thuộc một loài sinh
vật: rằng chúng ta có thể kiến nhận một cách trực tiếp những nền văn minh
hay những hệ thống xã hội dưới dạng những thực tế khách quan, có sẵn.
Nhận định này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên trọng một hệ thống
duy tâm như của Hegel, nghĩa là, như một sản phẩm của chủ nghĩa duy
thực trên khía cạnh khái niệm hay “chủ nghĩa bản chất”. Thoạt tiên, nó
dường như không phù hợp với một hệ thống theo chủ nghĩa tự nhiên như
của Comte. Tuy nhiên, thực tế là hiện tượng luận của ông, cái học thuyết né
tránh tất cả những hiện tượng tâm trí và cho phép ông chỉ công nhận những
gì có thể được quan sát một cách trực tiếp, đẵ buộc ông phải ở vào một vị
trí tương tự Hegel. Do ông không thể phủ nhận sự tồn tại của những cấu
trúc xã hội, nên ông vẫn phải thừa nhận rằng chúng được biết đến một cách
trực tiếp nhờ kinh nghiệm. Trên thực tế, ông còn đi xa hơn khi tuyến bố