nhất và sự tương quan của hai thương hiệu này. Chính các khoản
đầu tư này đã tạo thành một con hào bao bọc tài sản của hai thương
hiệu đó.” Ông cũng viết thêm, “Lúc này chúng ta đang có cơ sở vật
chất trên diện rộng hỗ trợ Disney và ESPN và cơ sở vật chất này sẽ
giúp chúng ta hạn chế các khoản chi phí về tài sản cố định trong
khi chúng ta tìm cách tăng nguồn tiền mặt bằng cách thu hút sự
ư
a chuộng của khán giả đối với các thương hiệu mà chúng ta dày
công vun đắp.”
Có một điều dễ thấy là ABC không xuất hiện trong bản phân
tích về các thương hiệu và ABC đã bị lu mờ hoàn toàn trước người
anh em trẻ hơn là ESPN. Mặc dù vẫn thừa nhận rằng mùa chiếu
phim giờ-vàng năm 2001-2002 là “tồi tệ” nhưng Eisner vẫn khen
ngợi mùa chiếu mới sẽ “rất đáng khích lệ” bởi ông cho rằng các
chương trình “8 Simple Rules”, “Life with Bonnie”, “Less than
Perfect” và “The Bachelor” sẽ là “những thành công vững chắc” và
ông cũng nêu bật lợi thế liên tục của “My Wife and Kids”, “George
Lopez”, “Alias”, “The Practice” và “NYPD Blue.” Ông cũng hứa hẹn
ABC “hiện đang có rất nhiều chương trình mới tuyệt hay dành cho
giữa-mùa và mùa thu năm 2003.”
Eisner, Iger và các lãnh đạo phòng truyền hình như Braun và
Lyne có lý do chính đáng để tỏ thái độ lạc quan sau nhiều năm thất
vọng. Trong mùa chiếu tháng Mười một, ABC đã cho lên sóng những
chương trình hay nhất trong nhiều năm liền và chỉ về vị trí thứ 2
sau NBC trong việc thu hút lượng khán giả từ 18 đến 49 tuổi – đây
được coi là sự tiến bộ vượt bậc so với vị trí thứ 4 của năm trước. Mặc
dù “Monday Night Football” và “The Bachelor” là hai chương trình có
sự đóng góp lớn nhất cho thành công này nhưng chiến lược xây
dựng một bộ hài kịch gia đình đã giúp ABC giành chiến thắng vào
tối thứ Ba và “8 Simple Rules” luôn đứng trong top 10 chương trình
được yêu thích nhất trong tuần. Điều đáng lo nhất là kênh Fox