Trong một lúc người Israel có thể lập luận rằng các quốc gia Ả Rập đặt ra
sự đe dọa ghê gớm cho Israel, nhưng tiếp sau đó hăm dọa đánh phá tan tành
các thủ đô của họ.
Khi Israel đánh nhau với các nước Ả Rập nó tự phô trương là xã hội
được khai sáng đấu tranh để tồn tại, "một quốc gia nhỏ trong hàng xóm
xấu", nó tự quấn mình trong cái áo choàng của David thời thánh kinh.
Nhưng khi Israel quay ra chống người Palestine, nó trở thành Goliath. Hình
ảnh sống động nhất của những năm nhất tề nổi dậy của người Palestine hồi
năm 1987 và 2000 là cảnh người Palestine dùng ná bắn đá đơn giản phóng
vào lính Israel được trang bị vũ khí tự động. Cuộc xung đột Israel-Ả Rập là
cuộc đấu tranh của hai thiểu số. Israel được coi là lực lượng nước ngoài
trong lòng của thế giới Ả Rập, trong khi người Palestine ở Israel và những
vùng lãnh thổ bị chiếm bị đối xử như kẻ thù trong cơ thể của Israel Do
Thái. Toàn bộ điều này đã có ảnh hưởng xói mòn lên đạo đức của quân đội,
và thế đứng của nó trong xã hội. Một thời được mọi người kính trọng, quân
đội đúng là đã trở thành trò cười để phê phán. Còn nữa, nó là một thể chế
của Israel để hưởng mức độ đồng thuận trong xã hội tan nát vì những tranh
luận ý thức hệ, tôn giáo, và sắc tộc. Đối với mọi người, chủ đề về sự tỉnh
ngộ "hậu-Phục quốc" thì người Israel còn ấn tượng bởi, nếu không phải là
say mê, sĩ quan cao cấp của quân đội.
Sự chỉ định Tham mưu trưởng được theo sau ngay sau bất kỳ cuộc
tranh luận chính trị nào. Các tướng lãnh thường chuyển qua vũ đài chính trị,
nơi sự tin cậy về an ninh vẫn là tài sản vô giá. Những tướng lãnh được lòng
dân được các đảng phái chính trị ve vãn một cách trơ tráo. Rất nhiều sĩ quan
cao cấp được bổ nhiệm vào các công việc trọng yếu của chính phủ sau khi
về hưu.
Những cuộc tổng tuyển cử trông như những cuộc đấu tranh của các sĩ
quan quân đội. Cuộc tranh cử vào chức thủ tướng hồi tháng Hai 2001, Ariel