Israel đi về Đất Hứa, ngay từ thời Xuất Hành "khi các ngươi còn yếu ớt và mệt
mỏi" (Deut. 25: 18) cho đến thời Vua David. Sự gây hấn của người Palestine
ngày nay không phải là không tương tự: họ đã là lực cản việc lập quốc Israel và
sẽ không để Israel sống trong hòa bình.
Ngay cả những người Israel tán thành việc cần có thỏa hiệp hòa bình và lãnh
thổ, kể cả những người sẵn sàng thừa nhận một nhà nước Palestine, cũng thường
cư xử như thế vì những lý do thực tế. Họ muốn có một biên giới, người Israel ở
bên này, người Palestine ở bên kia. Người ta không nghĩ hòa bình là việc tạo ra
một mối liên hệ mới mẻ giữa người Israel và người Palestine nhưng vẫn mãi là
một sự "cách ly" một cảnh ly hôn của một cuộc hôn nhân ép uổng đáng thương.
Có ít quan hệ thường nhật dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Mối quan hệ ở đây
chỉ là mối quan hệ giữa một người lính và một người nổi dậy, giữa chủ nhân và
nhân viên, giữa nhà cầm quyền và bầy tôi. Những giai cấp trung lưu của cả hai
phía không quan hệ giao tiếp một cách thoải mái như họ vẫn làm ở Belfast.
Không có một ngôn ngữ chung. Có rất ít khu phố có hai dân tộc sống chung. Sự
chia cách giữa hai con người, ngay cả giữa những người Ả Rập gốc Do Thái và
gốc Palestine, hầu như là toàn diện. Ví dụ khó lòng có những cuộc hôn nhân hỗn
hợp giữa người Israel và người Palestine. Hầu hết các cặp, cứ sống thử nghiệm
một cách lãng mạn trong một thời gian ngắn, nếm thử trái cấm (thường là vụng
trộm), rồi ai đi đường nấy, trở về sống an toàn trong vòng tay của dân tộc mình.
Tôi có thể nghĩ rằng không có hành vi hòa giải công khai nào của nhà lãnh
đạo Israel có thể sánh với chuyên đi của Arafat viếng thăm Ngôi Nhà Tưởng
Niệm Anne Frank. Các bộ trưởng Israel chưa hề đi xuống những trại tỵ nạn ở
Gaza để nhìn nhận vai trò của mình trong việc tạo ra thảm cảnh của người
Palestine. Không có lời xin lỗi nào với những trẻ em bị lính Israel sát hại trong
chiến dịch Intifada. Hơn 7 năm sau khi ký Hiệp ước Oslo, Arafat không bao giờ
được phép cầu nguyện ở Jerusalem.
Người lãnh đạo Israel gần gũi nhất đã đi đến chỗ công khai chấm dứt quá
khứ, ấy là khi vị Thủ tướng Đảng Lao động, Ehud Barak, vào Tháng Mười 1999
đã bày tỏ một nỗi buồn sâu sắc "được rào trước đón sau" một cách cẩn thận. Ông