đã kể với Knesset: "Chúng tôi rất đau buồn với nỗi khổ nặng nề mà cuộc xung
đột đã gây ra, không chỉ cho chúng tôi mà còn cho mọi quốc gia Ả Rập-kể cả dân
tộc Palestine-những người đã chiến đấu chống lại chúng tôi." Khi đã đạt được
hòa bình, Barak đã nói rằng, Israel nay sẵn sàng tham gia vào một nỗ lực hàn gắn
những vết thương của chiến tranh "dựa trên thiện chí, tình hữu nghị, và tình láng
giềng"-nhưng không phải là với bất cứ giá nào, dựa trên một cảm giác tội lỗi hay
trách nhiệm trước những xung đột và các hậu quả của chúng, một cuộc xung đột
mà chúng ta không hề muốn có và chúng ta đã cố ngăn ngừa".
Như thế, Israel vẫn khăng khăng là mình không có trách nhiệm đối với
những nỗi khốn cùng mà những người Palestine đã trải qua. Đúng hơn, hậu quả
không tránh được của "xung đột". Số phận của người tị nạn Palestine ở bên ngoài
Israel hay ở trong những lãnh thổ bị chiếm đóng là vô định. Cho phép họ trở về là
điều không thể nghĩ đến đối với hầu hết người Israel; quá lắm, một số người có
thể được cho phép vào Bờ Tây và Dải Gaza, nếu và khi một quốc gia Palestine
được tuyên bố. Không có người Israel nào đề nghị bồi thường cho những người tị
nạn Palestine, như những gia đình Do Thái và quốc gia Israel đã nhận được bồi
thường từ Đức. Tất cả những gì mà người Israel có thể đề nghị là xin lỗi—vì
những người Do Thái đã rời bỏ hay bị ép buộc phải bỏ nhà cửa của họ ở Ả Rập
không hề nhận được sự bồi thường về những tài sản của họ. Có lẽ người Israel
một ngày nào đó sẽ cung cấp đủ tiền để tái định cư hay tái hòa nhập những người
tị nạn. Cho đến lúc đó, xin lỗi, người Israel không thể làm gì cả. Thật là quá tồi tệ
cho người Palestine nếu nhà cầm quyền Ả Rập đã không thu nhận những người tị
nạn.
Cũng phải nói rằng người Palestine thường là những kẻ thù tồi tệ nhất của
chính họ. Ngay khi Arafat đang thận trọng cân nhắc xem có nên đến thăm Đài
tưởng niệm nạn tàn sát người Do Thái ở Washington hay không, nhà cầm quyền
Palestine của ông đã bận rộn công bố những tác phẩm của Roger Gauraudy, nhà
văn người Pháp đang gây nhiều tranh cãi, một nhà triết học Marx trước kia, nay
đã cải đạo trở thành tín đồ Hồi giáo. Garaudy bảo rằng những cái chết của người
Do Thái đã bị phóng đại quá mức, và đã chẳng có những căn phòng hơi ngạt nào
cả. Tuyên bố ấy đã dành cho ông một án tòa ở Paris vì đã đặt vấn đề nghi ngờ