1960, ông là người nhiệt tình ủng hộ hoạt động ngầm vốn đang mê hoặc
chính quyền Kenedy.
Richard Helm, lúc bấy giờ là Phó Giám đốc CIA phụ trách kế hoạch, tham
dự cuộc họp của Uỷ ban 303 xem xét tất cả các hoạt động ngầm. Helm đã
thăng tiến bằng con đường chuyên môn và đến năm 1966 nắng giữ cương vị
giám đốc Helm là người điều hành hoạt động bí mật. Ông biết rõ công việc
và không hề ảo tưởng rằng hoạt động ngầm là chiếc đũa thần kỳ. Nó đòi hỏi
thời gian, kinh nghiệm, và làm việc nhọc nhằn để thành công. Nhắc đến
chính quyền Kenedy, nhất là tổng thống và em trai- Robert, vị cựu giám đốc
CIA này nhận thấy họ rất nhiệt tình đối với hoạt động ngầm nhưng không
hiểu biết mấy về tính phức tạp khi thực hiện chúng. Về lập luận của
Mc.Namara chuyển giao hoạt động ngầm từ CIA sang Bộ Quốc phòng,
Helm giải thích như sau: "Nếu anh em Kenedy đồng ý, Mc.Namara cũng
đồng ý". Liệu Mc.Namara có biết phải cần những gì để thành công ở miền
Bắc không? Helm nghi ngờ điều đó. "Mc.Namara chẳng biết gì về những
hoạt động kiểu đó cả”(
SOG TIẾP NHẬN HOẠT ĐỘNG BIỆT KÍCH
Khi đến Sài Gòn đầu năm 1964, đại tá Russell, chỉ huy trưởng đầu tiên của
SOG, nhanh chóng nhận ra là ông phải xử lý nhiều vấn đề trước khi có thể
đạt được sự tiến bộ nào đó từ những thành công nhỏ bé của chương trình
biệt kích do CIA thực hiện. Đầu tiên, Russell cần phải tìm ra những sĩ quan
có năng lực và kinh nghiệm, những người có thể tuyển chọn, huấn luyện,
cài cắm và chỉ đạo các toán biệt kích tại địa bàn bị từ chối. Thêm vào đó,
Russell phải đưa ra khái niệm hoạt động chiến tranh không quy ước thích
hợp làm cơ sở cho việc mở rộng hoạt động biệt kích trong lòng miền Bắc
đúng theo yêu cầu của các nhà vạch chính sách.
Tìm ra nhân viên quân sự có kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực hoạt động
biệt kích là một công việc quá khó đối với mọi chỉ huy của SOG. Tại sao?
Đơn giản là vì họ không tồn tại. Thực tế này nhanh chóng trở nên rõ ràng