thiệt hại cho quân đội miền Bắc hoạt động ở Bắc Lào. H'Mông là một dân
tộc thiểu số mà bản kiến nghị của Blackburn đã đề cập đến.
Blackburn đến gặp Trưởng trạm CIA tại Sài Gòn để thương lượng. "Tôi
muốn Blaufarb cho phép chúng tôi đưa các toán biệt kích xâm nhập vào
miền Bắc qua Lào. Hay nói cách khác, tuyển chọn người Việt Nam và hình
thành căn cứ ở Lào để xem họ có thể làm được gì trong lòng miền Bắc sau
đó sẽ đẩy mạnh hơn. Đó là cách chúng tôi đã làm ở Phillippines".(
) CIA
không nhất trí với đề nghị này. Bắc Lào là địa bàn của họ. Blackburn không
chỉ gặp phải sự phản đối của CIA mà còn của đại sứ Mỹ tại Lào William
Sullivan. Sullivan không muốn cho SOG hoạt động ở Lào và phản đối kế
hoạch của SOG. Tương tự, Sullivan còn phản đối hoạt động chống phá
đường mòn Hồ Chí Minh. SOG là người không được hoan nghênh tại Lào.
Khi một đại tá quân đội, người không thuộc giới quân sự chính thống, gặp
phải sự phản đối của CIA và Bộ Ngoại giao, anh ta sẽ thất bại. SOG không
được phép tiến hành gây dựng phong trào chống đối từ những căn cứ ở Lào.
Uỷ ban 303 chỉ cho phép CIA hoạt động ở đó. Blackburn rất bất bình và
"định chấm dứt hoạt động... Tôi nghĩ rằng họ đã đề ra mục tiêu sai lầm vì
đã đưa biệt kích đến một nơi mà họ biết rất ít và không thể nhận được sự trợ
giúp của dân chúng. Trước sau họ cũng sẽ bị bắt. Và điều đó đã xảy ra".(
1
)
Lý luận hoạt động và trọng tâm nhiệm vụ là phi lôgíc.
Tại thời điểm Washington bác bỏ đề nghị của Blackburn, nhiệm vụ của các
toán biệt kích đang có sự điều chỉnh. Tháng 10-1965, Bộ tư lệnh Thái Bình
Dương chuyển tới SOG chỉ thị về nhiệm vụ mới. Bản chỉ thị công bố nhiệm
vụ các toán biệt kích hiện nay là "tiến hành các hoạt động tâm lý, phá hoại
và tình báo". Nhiệm vụ mới này không khác mấy so với trước. Tuy nhiên,
các toán biệt kích được phép tiếp xúc với dân để "tuyển lựa và hỗ trợ cơ sở
tại chỗ ở miền Bắc để thu thập tình báo và lẩn trốn".(
nhưng vô nghĩa và chẳng làm thay đổi tình hình chút nào. Blackburn lắc
đầu: Nếu bạn không thể tổ chức dân thành phong trào chống đối thì "bạn