CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 190

khi dịch sang tiếng Việt. Ông kể lại trong năm 1964, Washington rất chú ý
đến hoạt động truyền đơn: "một đêm tôi phải ngồi chuẩn bị báo cáo lên cho
Mc.Namara về số lượng truyền đơn đã thả ở miền Bắc".(

[274]

)

Tương tự như truyền đơn, gói quà được gửi từ nguồn không ghi địa chỉ
hoặc địa chỉ giả. Trong trường hợp ghi địa chỉ giả, đó là từ SSPL. Theo
Welsshart, gói quà bao gồm: "giấy viết, xà phòng, bút chì, nến, khăn tắm,
vải vóc, sách vở... Đó là những món quà hữu ích nhằm tác động thuận lợi
đến người nhận về một phong trào chống Hà Nội chưa rõ tên hoặc về SSPL.
Món quà nhằm dẫn dụ họ thảo luận về SSPL với bạn bè thân thích". Túi
quà không bao giờ có thực phẩm. Weisshart nhận xét "vì Hà Nội có thể
dùng chính thực phẩm đó chống lại chúng ta.(

[275]

)

Cũng như truyền đơn, OP39 đã rải một số lượng lớn gói quà vào miền Bắc.
Thành tích của OP39 được đánh giá bằng số lượng được chuyển đi hàng
năm. Năm 1967, chỉ riêng qua đường hàng không, 22.000 gói quà được rải
khắp miền Bắc vào ban đêm.(

[276]

)

Thư đen và giấy tờ giả

Việc làm giả có vai trò trọng yếu trong công việc của SOG, bao gồm sản
xuất và lưu hành thư từ, tài liệu giả có vẻ bề ngoài giống như thật. Đối
tượng chủ yếu của hoạt động làm giả là quan chức của chính phủ. Tuy
nhiên cũng có thể nhằm vào đông đảo quần chúng. "Người làm giả gán một
nội dung không có thật cho người khác hoặc tự mình tạo ra thông tin giả".
(

[277]

)

OP39 làm giả cả giấy tờ và tài liệu. CIA rất giàu kinh nghiệm trong loại
hoạt động này, và không có gì ngạc nhiên là thư từ và tài liệu giả ở SOG
được giám sát bởi một nhân viên CIA, người thường xuyên liên hệ với các
chuyên gia làm giả của CIA.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.