Hoạt động thư từ đen của SOG bao gồm nhiều biến thể khác nhau và có thể
được chia làm hai dạng chính. Dạng thứ nhất liên quan tới thư "bút độc”.
Trong chiến tranh Việt Nam, CIA xây dựng những cơ sở dữ liệu đặc biệt về
Bắc Việt Nam, trong đó có thông tin về cán bộ trung cao cấp trong chính
quyền, quân đội, và đảng. Thông tin này bao gồm địa chỉ cơ quan hoặc nhà
riêng của họ. Và thế là số cán bộ này trở thành đối tượng lý tưởng của các
thư "bút độc" gửi từ Paris, Hồng Kông, Tokyo hoặc Băngkốc.()
Tương tự như các hoạt động khác của SOG, nội dung của những lá thư này
là nhằm đánh vào ý thức cảnh giác của chính phủ Hà Nội. Ví dụ, trong một
lá thư gửi cho một cán bộ miền Bắc từ một người Việt sống ở nước ngoài,
tác giả làm như thể là đang trả lời một số băn khoăn của người nhận được
giãi bày trong thư gửi ra nước ngoài trước đó, chỉ trích cách tiến hành chiến
tranh của Đảng. Ở miền Bắc sự chỉ trích này là một hành vi phản bội và cơ
quan an ninh, ít nhất, sẽ để mắt theo dõi cán bộ đó.
Dưới đây là một ví dụ. Trong thư, tác giả, người viết lá thư từ Hà Lan, nhắc
đến lá thư mình nhận được từ cán bộ nọ. Tác giả viết thư để đáp lại những
thông tin về sự đối xử hà khắc đối với tù binh chiến tranh Mỹ và cuộc tập
kích Sơn Tây năm 1970 để giải cứu họ. Những lời lẽ trong thư nhằm tạo ra
câu hỏi về sự trung thành của người cán bộ này.
Anh Tình thân mến,
Hai tuần trước đây tôi nhận được thư của anh... tình hình miền Bắc của
chúng ta đã trở nên căng thẳng, nhất là sau khi Mỹ hạ cánh xuống tỉnh Sơn
Tây tháng 11 vừa qua đế giải phóng số tù binh phi công bị bắt giũ. Trước
đây tôi không tin lời đồn đoán. Nhưng mối nghi ngờ của tôi đã được giải
toả sau ghi nhận được thư của anh...
Người Mỹ và bọn phản bội ở miền Nam rất quan tâm đến số phận binh sĩ
của họ. Vì vậy, khi được nghe kể về sự đối xử tồi tệ đối với số phi công bị
bắt giũ, họ không thể giữ im lặng. Họ phản ứng mạnh mẽ đối với các hành