Ngoài ra còn có thư giả danh số tù binh người Bắc đang bị giam giữ gửi cho
gia đình. Những lá thư này có thể chuyển tải một hoặc nhiều thông điệp. Ví
dụ, tù binh có thể chỉ trích việc Hà Nội sẵn lòng hi sinh bộ đội và ghi nhận
rằng mình được đối xử tốt trong trại. Lá thư tiếp theo có thể cho gia đình
biết về quyết định xin được chiêu hồi, một chương trình ân xá dành cho
binh sĩ đối phương của chính phủ Sài Gòn. Cuối cùng, anh ta cho biết mình
đã gia nhập quân đội miền Nam. Với việc gia nhập này, anh ta có thể giúp
các đơn vị quân đội Nam Việt Nam và Mỹ bằng sự thông thuộc với phong
trào, chiến thuật và các biện pháp hoạt động của miền Bắc. Dĩ nhiên, chẳng
có gì là đúng sự thật và bản thân tù binh cũng không hề biết về những lá thư
đó.
Một dạng khác của chương trình thư tù binh chiến tranh người miền Bắc là
đề án mang mật danh "Soap-chips". Những lá thư này giả danh thư từ hậu
phương gửi đến bộ đội miền Bắc đang chiến đấu ở miền Nam. Các toán
thám báo của OP35 sẽ đặt những lá thư này vào xác của bộ đội đã hi sinh
mà họ gặp khi hoạt động ở Lào và Campuchia. Thư mô tả tình hình ở hậu
phương là rất tồi tệ. Ý tưởng ở đây là khi có người đến di chuyển thi thể, họ
sẽ đọc thư. Thư còn có thể chơi con bài Trung Quốc, cáo buộc các sĩ quan
Trung Quốc làm nhục phụ nữ Việt Nam mà chẳng có ai làm gì họ cả. SOG
còn gửi những giấy báo tử giả cho gia đình có bộ đội chiến đấu ở miền
Nam.(
Theo Bob Andrews, công tác tại bộ phận chiến tranh tâm lý của SOG năm
1968, có rất nhiều chương trình thư đen khác nhau và có nhiều cách để đưa
thư ra Hà Nội. Andrews mô tả sự việc sử dụng địa chỉ ở Băng Kốc như sau:
"Lúc bấy giờ có rất nhiều kho chứa thư quốc tế trên khắp thế giới. Một
trong số đó là ở Băng Kốc. Chúng tôi gửi hàng túi thư kiểu này tới Băng
Kốc và Trung tâm CIA ở đây có một cơ sở người Thái ở ngành bưu chính
và anh ta sẽ ném túi thư đó vào số thư từ đi Việt Nam".(
điểm, hàng năm có 7.000 bức thư đen được chuyển qua Băng Kốc và các
thành phố khác đến miền Bắc.(