vào băng hoặc thùng đạn để không ai biết chúng đã bị sửa đổi. Những viên
đạn này sẽ nổ tại chỗ khi được sử dụng và có thể gây ra chết người.
Việc đưa vũ khí này tới tay của quân đội miền Bắc là trách nhiệm của các
toán thám báo thuộc OP35. Họ mang số đạn AK47 đã bị cài bẫy vào Lào và
Campuchia đặt bên cạnh thi thể của bộ đội miền Bắc hoặc rải xung quanh
nếu các toán thám báo gặp đối phương. (Quân đội miền Bắc thường chịu
khó thu nhặt vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác để lại sau trận
đánh). SOG còn tạo ra kho đạn giả của đối phương ở những nơi có hệ thống
kho tồn tại.
Việc nghe trộm đường dây liên lạc của bộ đội miền Bắc cho thấy số đạn bị
cài bẫy này gây hoang mang trong bộ đội. Để khuếch trương tác động, SOG
đưa lên đài phát thanh hoặc đưa tin trên báo chí của quân đội Mỹ nhắc nhở
nhân viên Hoa Kỳ không được sử dụng vũ khí của đối phương. Ngoài việc
đánh lừa, sự nhắc nhở này là cần thiết vì có trường hợp nhân viên Mỹ bị
thương vong vì loại vũ khí này.
Bob Adrews liên hệ tới một ví dụ liên quan tới một sĩ quan hải quân bị mù
mắt vì bắn súng AK47. "Vào khoảng mùa thu 1968, chúng tôi đang tìm
cách để đối phương quan tâm hơn đến đề án Eldest Son và chuyển cho họ
thông điệp là số đạn AK47 hỏng này là do người Trung Quốc gây ra. Chúng
tôi muốn làm lớn chuyện này… chúng tôi biết về vụ một sĩ quan hải quân
đã nhặt khẩu AK47 và cầm đúng băng đạn đã cài bẫy, khi bắn, do đạn nổ về
hướng mặt nên anh ta bị mù. Tôi nảy ra ý tưởng là cần phải tuyên truyền
mạnh trong quân đội Hoa Kỳ về việc MACV cấm tàng trữ và sử dụng vũ
khí của đối phương. Vì vậy, chúng tôi đưa tin lên đài nói rằng: đây là câu
chuyện đã xảy ra với một người của chúng ta vì đã vi phạm quy định và
nguyên nhân là do đạn hỏng".(
Để kích động sự thù hằn đối với Trung Quốc, Andrews "đến Trung tâm
khai thác vật liệu hỗn hợp" của MACV và thoả thuận với giám đốc trung
tâm tạo ra một bản phân tích giả về khẩu súng mà người sĩ quan nọ đã sử