rằng: "Có lợi thế thu được từ việc quấy phá miền Bắc... Do đó, bất chấp kết
quả nghèo nàn, hoạt động trên biển của 34A cần được tiếp tục".(
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12-1964, NAD thực hiện 32 điệp vụ -
Các mục tiêu bao gồm trụ sở an ninh, cầu, doanh trại trên đảo, và trạm ra đa
của miền Bắc. Đúng theo mong muốn của Washington, những điệp vụ này
có "tính chất phá hoại" trong đó "có 12 vụ oanh kích", phá huỷ ba thuyền
của đối phương. Nhiều vụ tập kích ven bờ được thực hiện nhằm vào "mục
tiêu có tính thiết yếu cao hơn". Nhưng kết quả vẫn đáng thất vọng, khá nhất
thì cũng chỉ có tác động bên ngoài.
Đó là quan điểm của trung tá Jim Munson, phó chỉ huy phụ trách hoạt động
của NAD năm 1964. Munson chịu trách nhiệm vạch kế hoạch hoạt động
trên biển và biết năng lực thực hiện của người Nam Việt Nam. Mặc dù đã
thực hiện 32 điệp vụ, nhưng kết quả là không đáng kể, Munson giải thích
"tôi thấy rằng phần lớn điệp vụ đó không được thực hiện đến cùng, họ bỏ
dở giữa chừng rồi quay trở về. Những điệp vụ không bị bỏ dở thì có hiệu
quả phá hoại nhưng cũng chỉ gây cảm giác khó chịu như kim châm mà
thôi".(
)
Thành công chẳng đáng kể gì. Ví dụ, ngày 12-6, một khu kho bị phá huỷ,
vào cuối tháng một chiếc cầu nhỏ bị nổ tung. Trong tháng 7, một trạm bơm
ở đập nước bị đánh phá. Vào cuối tháng, 3 chiếc tàu đánh cá bị bắn chìm.
Liệu những vụ này có tác động gì đến ý chí của miền Bắc quyết tâm theo
đuổi cuộc chiến ở miền Nam không? Munson không nghĩ như vậy: "Nó
không đủ để làm cho người miền Bắc hiểu rằng họ không thể đưa bộ đội
theo đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam mà không bị trừng phạt".(
1
)
Ngoài "hoạt động phá hoại", NAD bắt đầu hỗ trợ chương trình chiến tranh
tâm lý của SOG thông qua việc "thả truyền đơn và rải gói quà… và qua cải
huấn tù binh miền Bắc, sau đó trả họ về miền Bắc".(
1
) Munson cho hay ông
không biết hoạt động tâm lý chiến này thu được kết quả gì NAD chỉ là