miền Bắc có cơ hội chuyển chỗ ở. Trước khi giai đoạn này kết thúc,
Lansdale đã huấn luyện, trang bị và cài cắm một số nhóm bán vũ trang nhỏ
ở Bắc Việt Nam. Các đơn vị hải quân bí mật của Mỹ đã bố trí những địa
điểm cất giấu vũ khí rải rác dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, những nỗ lực này
không mang lại mấy kết quả, vì chính quyền mới đã nhanh chóng bóc gỡ
các toán cài cắm của Lansdale. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho
khoảng 10.000 nhân viên Việt Minh ở lại miền Nam, hình thành mạng lưới
ngầm với mục đích "gây mất ổn định chính quyền mới ở miền Nam thông
qua các hoạt động tuyền truyền và kích động chính trị, đồng thời tạo ra
những "hạt giống" nổi dậy khi Hồ Chí Minh ra lệnh"(
).
Năm 1953, CIA giúp thành lập " Nhóm quan sát số một", một tổ chức bán
vũ trang hoạt động bên ngoài sự chỉ đạo của quân đội miền Nam. Lực
lượng này do Ngô Đình Diệm trực tiếp chỉ huy và có nhiệm vụ tổ chức các
lực lượng du kích nằm vùng ở khu vực dưới vĩ tuyến 17 trong trường hợp
miền Bắc tấn công. CIA nhận thấy "Nhóm quan sát số một" có tiềm năng
tiến hành chiến tranh không quy ước ở bên kia vĩ tuyến để cắt đứt đường
liên lạc của Bắc Việt Nam và thu thập tin tức tình báo. Năm 1958, Diệm và
CIA đã ký một bản thoả thuận chung để tiến hành những điệp vụ chống lại
Hà Nội. Nhưng như Giám đốc CIA Dulles chỉ ra khi trả lời câu hỏi của
Tổng thống Kennedy tại cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia ngày 28-
1-1961, những nội dung thoả thuận này hầu như không được thực hiện.
Không có một nhóm chống đối nào do Mỹ chỉ đạo hoạt động lâu dài ở trong
lòng Bắc Việt Nam.
Nhưng những nỗ lực của Hà Nội ở miền Nam thì khác hẳn. Năm 1957,
những cán bộ nằm vùng của Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành tuyên truyền,
tấn công vũ trang và tuyển người để hình thành tổ chức bí mật. Các cán bộ
miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 được đưa về miền Nam dọc theo tuyến
đường mà về sau này được biết đến dưới tên "đường mòn Hồ Chí Minh".
Năm 1959, theo chỉ thị của Hà Nội, mạng lưới này đã phát động chiến dịch
ám sát và chống trả lại quan chức Nam Việt Nam và trưởng ấp. Theo số liệu